QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC TCVN 9369:2012 VỀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ HÁT, PHÒNG HỘI TRƯỜNG

Bài viết dưới đây tóm tắt một số tiêu chí nổi bật trong Tiêu chuẩn TCVN 9369:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát về thiết kế phòng khán giả, phòng hội trường:

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phòng khán giả của các tổ hợp công trình như cung văn hóa, câu lạc bộ, khu du lịch, hội trường, nhà hội nghị…

2. Phân hạng

2.1. Nhà hát

2.1.1. Nhà hát được phân chia ra các hạng khác nhau theo quy mô sân khấu (diện tích sàn diễn) và quy mô phòng khán giả. Cấp công trình được lấy theo quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].

2.1.2. Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu

Hạng nhà hát Diện tích sàn diễn Cấp công trình
1. Hạng I Lớn hơn 100 Cấp I
2. Hạng II từ 61 đến 100 Cấp II
3. Hạng III Nhỏ hơn 60 Cấp III

2.2. Phòng khán giả

2.2.1. Phân hạng phòng khán giả theo quy mô được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Phân hạng phòng khán giả

Hạng phòng khán giả Quy mô phòng khán giả ghế Cấp công trình
1. Phòng khán giả ngoại cỡ Trên 1 500 Cấp đặc biệt
2. Phòng khán giả cỡ A Từ 1 201 đến 1 500 Cấp đặc biệt
3. Phòng khán giả cỡ B Từ 801 đến 1 200 Cấp I
4. Phòng khán giả cỡ C Từ 401 đến 800 Cấp I
5. Phòng khán giả cỡ D Từ 251 đến 400 Cấp II
6. Phòng khán giả cỡ E Nhỏ hơn 250 Cấp III

2.2.2. Phân cấp công trình nhà hát và phòng khán giả theo độ bền vững và an toàn cháy nổ được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu cấp công trình nhà hát – phòng khán giả

Hạng nhà hát và phòng khán giả Yêu cầu về cấp công trình
Cấp công trình Độ bền vững Bậc chịu lửa
1. Phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A Cấp đặc biệt Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I
2. Nhà hát hạng I, phòng khán giả cỡ B, C Cấp I Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I hoặc bậc II
3. Nhà hát hạng II, phòng khán giả cỡ D Cấp II Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm Bậc II hoặc bậc Ill
4. Nhà hát hạng III, phòng khán giả cỡ E Cấp III Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm Bậc III hoặc bậc IV

3. Yêu cầu về địa điểm và diện tích khu đất xây dựng

3.1. Địa điểm xây dựng nhà hát – phòng khán giả phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên, khu du lịch để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động và diện mạo của khu trung tâm;
b) Ở nơi có đường giao thông thuận tiện với các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng;
c) Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy cơ cháy nổ cao;
d) Diện tích khu đất tính theo tiêu chuẩn từ 6 m2/khán giả đến 10 m2/khán giả. Mật độ xây dựng từ 35 % đến 40 %,

3.2. Đường giao thông xung quanh công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tất cả mọi phía của công trình.

3.3. Khi bố trí lối vào cho xe ô tô con tiếp cận nhà hát phải làm đường cho xe chạy liên thông, không phải lùi và chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe tránh nhau.

3.4. Đối với nhà hát – phòng khán giả từ hạng II hoặc cỡ C trở lên phải bố trí đường cho xe tải tiếp cận với kho bài trí, với chiều rộng đường không nhỏ hơn 4 m. Khi xe tải lùi vào, sàn xe phải ngang bằng với sàn kho.
CHÚ THÍCH: Trường hợp bố trí kho bên trong công trình thì đường vào phải có chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,5 m.

3.5. Nhà hát – phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe đủ diện tích cho xe ca, xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Chỗ để xe của người khuyết tật phải ở vị trí gần cửa vào nhà hát. Nếu có thể, bố trí một không gian làm nơi để xe lăn ngay kề cửa vào hoặc sảnh vào. Các lối đi lên bằng bậc phải có đường dốc cho xe lăn. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào nhà hát. Diện tích các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát – phòng khán giả. Có thể tính theo tiêu chuẩn từ 3 m2/khán giả đến 5 m2/khán giả.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nhà hát cần tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế được lấy theo quy định có liên quan [3].

3.6. Trước mỗi lối ra khỏi nhà hát cần bố trí diện tích thoát người. Diện tích thoát người được tính không nhỏ hơn 30 m2/100 khán giả thoát ra tại cửa đó.
Các diện tích thoát người không được bao bọc bởi tường, rào, mặt nước hoặc cây xanh mà phải được mở hướng ra các đường giao thông hoặc không gian công cộng khác. Các lối ra vào của ôtô, phương tiện giao thông công cộng, của xe chữa cháy… không được tính vào diện tích thoát người.

3.7. Khoảng không gian công cộng để tập kết người và xe phía trước nhà hát – phòng khán giả (hoặc mặt hướng ra đường) được thiết kế với tiêu chuẩn:
– 1,50 m/100 khán giả;
– Không nhỏ hơn 15 m đối với các nhà hát – phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A và B.

3.8. Các tổng kho và các xưởng lớn: nếu không phục vụ hàng ngày cho các nhà hát thì không được đặt chung trong công trình nhà hát mà phải bố trí thành công trình riêng, tách rời khỏi khu đất của công trình nhà hát.

3.9. Trong công trình nhà hát – phòng khán giả không được bố trí nhà ở hoặc các cơ sở dân dụng khác, không bố trí ga ra, kho xăng dầu, chất nổ và các kho tàng không phục vụ nhà hát.

3.10. Sử dụng kết cấu gỗ trong công trình phải có giải pháp phòng chống mối mọt. Yêu cầu thiết kế tuân theo quy định trong TCVN 7958: 2008.

4.. Yêu cầu về thiết kế kiến trúc

4.1. Yêu cầu thiết kế phần khán giả

4.1.1. Phần khán giả của nhà hát gồm:
– Phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem);
– Các không gian phục vụ khán giả: lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ;
– Các không gian xã hội: phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống;
– Các phòng phụ trợ: y tế – cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên và một số phòng chức năng khác tùy theo điều kiện cụ thể;
– Các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căn tin, cà phê giải khát…

4.1.2. Tiêu chuẩn diện tích, khối tích:
– Tiêu chuẩn khối tích: từ 5 m3/khán giả đến 7 m3/khán giả;
– Tiêu chuẩn diện tích cho các không gian thuộc phần khán giả được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả
(Các thành phần quy định bắt buộc đối với mọi nhà hát)

Không gian chức năng

Tiêu chuẩn diện tích

m2/khán giả

1. Phòng khán giả (bao gồm cả diện tích các tầng gác, các ban công, các lô)

Từ 0,8 đến 1,2

2. Phòng bán vé

0,05

3. Sảnh vào

Từ 0,15 đến 0,18

4. Nơi gửi mũ áo

0,03

5. Hành lang phân phối khách

0,20

6. Sảnh nghỉ

0,30

7. Khu vệ sinh

0,03

8. Phòng y tế – cấp cứu

0,03

9. Căn tin, giải khát cho khán giả

0,10

10. Phòng chuẩn bị căn tin

0,03

4.1.3. Kích thước và thông số tính toán đối với phòng khán giả có sân khấu hộp được quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 – Kích thước, thông số đối với phòng khán giả có sân khấu hộp

Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
1. Chiều sâu phòng khán giả, m

a) Đối với nhà hát kịch nói, ca kịch
b) Đối với nhà hát nhạc kịch, vũ kịch

 

£ 27
£ 30

Là khoảng cách từ đường đỏ sân khấu
tới tường cuối phòng khán giả, sau hàng ghế xa nhất.
2. Góc mở trên mặt bằng (g), (°) <> Góc mở (g) lấy theo Hình 1
3. Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế đầu (b), (°) £ 110 Góc nhìn (b) lấy theo Hình 1
4. Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế cuối (a), (°) ≥ 30 Góc nhìn (a) lấy theo Hình 1
5. Góc lệch của tia nhìn, (°)
a) Đối với khán giả ngồi trên trục phòng khán giả
b) Đối với các lô, ban công ở trên gác, vị trí gần sân khấu nhất
£ 26

£ 40

Là góc tạo bởi mặt phẳng nằm ngang với
đường thẳng kéo từ mắt khán giả tới trung điểm đường đỏ sân khấu
6. Khoảng cách từ hàng ghế đầu tới lan can hố nhạc không được nhỏ hơn, m 2,6 Nếu bố trí chỗ ngồi cho xe lăn phải để 3,2 m
7. Độ cao sàn sân khấu, m Từ 0,9 đến 1,15 Là độ cao đường đỏ sân khấu so với sàn
phòng khán giả ở hàng ghế đầu
8. Độ cao thông thủy phần thấp nhất trong phòng khán giả, m ≥ 2,6

CHÚ DẪN:  ≥ 30° và   110°

Hình 1 – Góc mở và các góc nhìn

4.1.5. Cửa vào của khán giả: cửa vào phải làm kiểu cửa hai cánh, bản lề quay, mở ra ngoài, theo hướng thoát người. Có thể dùng bộ đẩy tự động khép cửa. Không được làm cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập, cửa chốt, cánh bản lề mở vào trong. Không được làm bậu cửa, không treo rèm.
Nếu cửa mở hoặc cửa hãm có mặt kính thì phải sử dụng kính an toàn.
Tiêu chuẩn chiều rộng cửa: 0,60 m trên 100 khán giả (số lẻ dưới một trăm tính tròn thêm một trăm).

4.1.6. Không được kết hợp giữa sảnh vào với hành lang phân phối khách cũng như giữa sảnh vào với sảnh nghỉ.

4.1.7. Kích thước ghế ngồi cho khán giả được quy định như sau:

– Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): từ 45 cm đến 55 cm.

– Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): từ 45 cm đến 55 cm.

– Chiều cao mặt ghế so với sàn: từ 40 cm đến 45 cm.

4.1.8. Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được.

CHÚ THÍCH: Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hóa, câu lạc bộ.

4.1.9. Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng và tạo sự thoải mái cho khán giả trong suốt thời gian ngồi xem.

4.1.10. Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế được quy định như sau:

– Không nhỏ hơn 45 cm đối với phòng khán giả cỡ B trở lên.

– Không nhỏ hơn 40 cm đối với phòng khán giả cỡ C trở xuống.

Cách tính toán cụ thể khoảng cách này theo mức độ tiện nghi cho ở Hình 2.

4.1.11. Số ghế tối đa bố trí trong một hàng ghế liên tục phụ thuộc vào khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế và được quy định trong Bảng 6.

Kích thước tính bằng milimét

a) Ghế không đệm

Hình 2 – Khoảng cách giữa các hàng ghế

b) Ghế có đệm

Bảng 6 – Số ghế tối đa trong một hàng ghế liên tục

Có lối đi vào từ cả hai đầu hàng (ghế) Chỉ có lối đi vào từ một đầu hàng (ghế)
Chiều rộng khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế (cm) 40 45 50 55 60 40 45 50 55 60
Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế 28 34 40 46 52 14 16 16 16 16

4.1.12. Phải bố trí ít nhất 1/3 số ghế hàng đầu có thể tháo rời dành người khuyết tật ngồi xe lăn, hoặc khoảng cách từ hàng ghế đầu tới lan can hố nhạc không nhỏ hơn 3,2 m để sắp xếp chỗ ngồi cho người đi xe lăn.

4.1.13. Độ dốc sàn phòng khán giả phải đảm bảo để tia nhìn của khán giả ngồi hàng ghế sau không bị đầu khán giả ngồi hàng ghế trước che khuất. Yêu cầu nâng độ cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế từ 12 cm đến 15 cm.

4.1.14. Trong mỗi lô: bố trí từ hai ghế đến 12 ghế. Không bố trí quá 2 hàng ghế trong lô có sàn phẳng và quá 3 hàng ghế trong lô có sàn chia bậc.

4.1.15. Khoảng cách giữa hàng ghế đầu trên ban công và lan can ban công không nhỏ hơn 90 cm.

Độ cao của lan can ban công không nhỏ hơn 85 cm.

5. Các phòng kỹ thuật

5.1. Nguồn cấp điện năng cho các nhà hát – phòng khán giả lấy từ hai nguồn điện cao thế khác nhau thông qua trạm biến thế riêng của nhà hát. Thiết kế trạm và thiết bị tuân theo các quy định có liên quan.

Trạm biến thế phải ở ngoài công trình nhà hát, nếu nằm ở trong nhà hát thì phải tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài ít nhất ở một phía. Trong nhà hát hạng III hoặc phòng khán giả cỡ D, E bố trí ít nhất hai tổ máy biến thế. Nhà hát hạng I, II và cỡ A, B, C bố trí 3 đến 4 tổ máy biến thế.

5.2. Phòng điều khiển chiếu sáng sân khấu – phòng khán giả bố trí ở vị trí bao quát được toàn bộ sân khấu và phần lớn phòng khán giả, có diện tích từ 15 m2 đến 20 m2 và phải có điện thoại liên lạc nội bộ.

5.3. Phòng điều khiển âm thanh nằm ở tường sau phòng khán giả, có thể nhìn thấy toàn bộ sân khấu. Diện tích phòng 15 m2 đến 20 m2.

5.4. Tổ máy phát điện phải đảm bảo tự động khởi động phát điện ngay vài giây sau khi mất cả hai nguồn điện lưới. Phòng tổ máy phát điện phải nằm ngoài công trình hoặc nằm ở tầng hầm, khi đó phải có thiết kế cách âm triệt để ở tường, trần, sàn và có điều kiện thông gió tốt. Ống khói phải xả trực tiếp ra ngoài trời.

5.5. Phòng ắc quy để cấp dòng điện một chiều thắp sáng hệ thống đèn sự cố thoát người khi mất toàn bộ các nguồn điện hoặc khi có cháy, nổ có diện tích 20 m2. Tường, trần, sàn phải bằng vật liệu chịu a xít, phòng phải được thông gió tốt, gió thổi thẳng ra ngoài trời.

6. Yêu cầu về kết cấu và kỹ thuật

6.1. Tải trọng động tính toán và hệ số độ tin cậy được quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 – Tải trọng động và hệ số độ tin cậy của các cấu kiện

Bộ phận, cấu kiện Tải trọng tính toán (kPa) Hệ số độ tin cậy
1. Sàn sân khấu, sàn diễn 5,0 1,3
2. Sàn tiền đài, hậu đài, sân khấu phụ 4,0 1,3
3. Sàn các phòng tập, xưởng lắp ráp bài trí, xưởng cơ điện, các kho 4,0 1,3
4. Sàn các phòng phục vụ sân khấu, hóa trang, các phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng 3,0 1,3
5. Trạm bơm nước, trạm biến thế, phòng máy thông gió và điều hòa không khí, máy phát điện, nơi đặt các động cơ vận hành sân khấu Theo tải trọng cụ thể của thiết bị lắp đặt, nhưng không nhỏ hơn 4,0 1,3
6. Sàn các hành lang thao tác, các vị trí vận hành tời, cáp, đối trọng Theo tải trọng cụ thể của thiết bị, số quả đối trọng tối đa đặt lên sàn, nhưng không nhỏ hơn 2,5 1,3
7. Sàn các hành lang lắp đặt đèn pha chiếu sáng Theo tải trọng cụ thể của thiết bị, cộng với 0,75 1,3
8. Sàn của dàn thưa trên thiên kiều Theo tải trọng cụ thể của thiết bị, cộng với 2 1,3
9. Sàn tầng hầm, mái sân khấu và phòng khán giả Theo tải trọng cụ thể của thiết bị (nếu có) cộng với 0,75 1,4
10. Các kết cấu treo tời, sào, cáp Theo tải trọng thực tế, không nhỏ hơn số quả đối trọng tối đa 1,3
11. Sàn của toàn bộ phòng khán giả, kể cả lô, hành lang, ban công, các sảnh thuộc phần khán giả 4,0 1,3
12. Các phòng quản trị, hành chính 2,0 1,4
13. Tải trọng đẩy ngang ở mọi lan can, tay vịn, tính bằng kg/mét dài 1,0 1,3
14. Áp suất trên màn ngăn cháy 0,4 1,2

6.2. Tốc độ chuyển động tối đa của tất cả các thiết bị vận động trên khu vực sân khấu không được vượt quá các tốc độ quy định trong Bảng 15.

Bảng 8 – Tốc độ chuyển động tối đa của các thiết bị vận động khu vực sân khấu

Thiết bị Tốc độ tối đa cho phép (m/s)
1. Các sào trên sân khấu 1,5
2. Sàn trượt ngang trên sân khấu 0,8
3. Các bàn nâng hạ, sàn nâng hạ 0,5
4. Phông trời ở cuối sân khấu 0,4
5. Sân khấu quay đường kính từ nhỏ hơn 12 m (Tốc độ dài ở chu vi mâm quay) 1,3
6. Sân khấu quay đường kính lớn hơn 12 m (Tốc độ dài ở chu vi mâm quay) 1,0
7. Cầu khung sân khấu (Nếu thiết kế chuyển động lên xuống được) 0,3
8. Các sào treo đèn, treo máng đèn trên sân khấu 0,3

7. Yêu cầu về âm thanh

7.1. Không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội. Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 s.

7.2. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất. Thời gian âm vang tốt nhất lấy theo Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2.

7.3. Thời gian âm vang thực tế tính bằng công thức Sabine hoặc Eyring trong giai đoạn thiết kế và đo đạc hiện trường khi đã thi công xong công trình.

CHÚ DẪN: 1. Các phòng có đàn organ; 2. Phòng hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng; 3. Nhà hát kịch nói; 4. Phòng hòa nhạc thính phòng; 5. Rạp chiếu phim; 6. Giảng đường, hội trường

Biểu đồ 1 – Thời gian âm vang tốt nhất TTN cho các tần số 500Hz trở lên

CHÚ THÍCH : Giới hạn trên dành cho các phòng nghe nhạc, giới hạn dưới dành cho các phòng nghe lời nói

Biểu đồ 2 – Chọn hệ số tăng TTN cho các tần số dưới 500Hz

7.4. Nền tiếng ồn trong nhà hát – phòng khán giả

7.4.1. Đối với nhà hát – phòng khán giả dùng âm thanh tự nhiên, không qua điện thanh. Yêu cầu nền ồn không quá 30 dbA (tương đương NR-20).

7.4.2. Đối với nhà hát – phòng khán giả dùng điện thanh, yêu cầu nền ồn không quá 35 dbA (tương đương NR-30).

8. Điều kiện tiện nghi vi khí hậu

8.1. Cần thiết kế thông gió trong các phòng khán giả để bảo đảm yêu cầu vệ sinh và đảm bảo tiện nghi vi khí hậu:

– Khống chế nhiệt độ vào mùa đông: từ 22 °C đến 26 °C;

– Khống chế nhiệt độ vào mùa hè: từ 24 °C đến 28 °C;

– Khống chế độ ẩm tương đối: j £ 80 %;

– Nồng độ khí CO2 cho phép trong phòng khán giả: không lớn hơn 0,2 %.

8.2. Các phòng khán giả dưới 400 chỗ phải thiết kế thông gió tự nhiên và hệ thống quạt trần. Các phòng khán giả trên 400 chỗ cần thiết kế hệ thống điều hòa thông gió cơ khí.

9. Yêu cầu về chiếu sáng

9.1. Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả.

9.2. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo yêu cầu về độ rọi cho các không gian phòng khán giả, được quy định trong Bảng 16.

Bảng 9- Độ rọi tối thiểu bên trong công trình

Loại phòng Độ rọi tối thiểu trong trường hợp quan sát
lux
Thường xuyên Theo chu kỳ Không lâu
Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng
Phòng khán giả nhà hát 150 75 100 50 75 30

9.3. Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.

9.4. Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) các lối đi bậc thang v.v… không được nhỏ hơn 1 lux ở trong nhà và 2 lux ở ngoài nhà.

9.5. Phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp chống sét, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình. Giải pháp thiết kế chống sét được lấy theo TCVN 9385 : 2012.

10. Yêu cầu cấp thoát nước

10.1. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong và bên ngoài nhà cho chữa cháy và sinh hoạt phải tuân theo những quy định có liên quan

10.2. Khi thiết kế cấp nước phải tính theo quy mô rạp, tiêu chuẩn cấp nước cho khán giả tính từ 3 l/khán giả đến 5 l/khán giả.

11. Yêu cầu về an toàn phòng chống cháy

11.1. Yêu cầu chung

– Toàn bộ thiết kế kết cấu, vật liệu trong nhà hát – phòng khán giả và thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy… phải tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [2] và TCVN 2622 : 1995.

– Tại các vị trí giao nhau giữa các bộ phận ngăn cháy với các kết cấu bao che phải có các giải pháp bảo đảm không để cháy lan truyền qua các bộ phận ngăn cháy này;

– Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia thành các khoang ngăn cháy, phải được bố trí theo chiều cao công trình và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang ngăn cháy liền kề.

11.2. Màn ngăn cháy

Nhà hát có phòng khán giả cỡ B trở lên phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài;

Nhà hát có phòng khán giả ngoại cỡ (1 500 ghế trở lên) phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài và các vị trí có thể tập trung đông người khác như sảnh nghỉ, căn tin, phòng khiêu vũ.

11.3. Nguyên tắc thiết kế thoát người

11.3.1. Số lượng người phải thoát:

– Cho phần khán giả: 100 % số ghế khán giả.

– Cho phần sân khấu với diện tích sàn sân khấu: 2 m2/ người.

11.3.2. Trong giai đoạn thiết kế cơ sở (dự án đầu tư xây dựng) tiêu chuẩn tính toán cho 100 khán giả là 120 cm cửa thoát. Số lẻ tới 50 khán giả tính thêm 60 cm, số lẻ từ 50 khán giả tới 100 khán giả tính thêm 120 cm.

Số cửa thoát phải áp dụng cho từng khu vực thoát người trên nguyên tắc chạy rời xa phía sân khấu tới cửa gần nhất.

11.3.3. Thời gian thoát người chậm nhất cho phép:

– Thoát ra khỏi sân khấu: 1,5 min;

– Thoát ra khỏi phòng khán giả: 2 min;

– Thoát ra khỏi công trình nhà hát: 6 min.

11.3.4. Tính toán thời gian chạy thoát theo các điều kiện sau:

– Tốc độ dòng người giữa hai hàng ghế: 16 m/min;

– Tốc độ dòng người theo phương ngang trong phòng khán giả sau khi ra khỏi hàng ghế: 16 m/min;

– Tốc độ dòng người theo cầu thang: 10 m/min;

CHÚ THÍCH: Chiều dài cầu thang, kể cả chiếu nghỉ tính bằng 2,5 lần chiều cao cầu thang.

– Tốc độ dòng người sau khi đã ra khỏi phòng khán giả: 24 m/min;

– Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng từ 150 cm trở xuống: 50 người/min;

– Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng trên 150 cm: 60 người/min;

CHÚ THÍCH: Đối với nhà hát – phòng khán giả dành riêng cho trẻ em hoặc nhà hát ở khu vực tính toán động đất tới cấp VII trở lên phải giảm 20 % thời gian thoát người chậm nhất cho phép.

– Từ sân khấu hoặc từ mỗi khu vực khán giả phải có ít nhất 2 lối thoát, 2 cửa, 2 cầu thang;

– Các thang máy, thang tải động, các cửa thường xuyên khóa không được tính toán như lối thoát người.

Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà hát, phòng hội nghị, hội trường theo Tiêu chuẩn TCVN 9369: Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát nhà nước ban hành năm 2012.

Xem thêm một số phòng hội trường, chúng tôi đã thiết kế tuân thủ theo Tiêu chuẩn TCVC 9369: