Các biện pháp cơ bản để tiêu âm hiệu quả trong không gian sống và làm việc

Cách để tối ưu hóa tiếng vọng trong những không gian lớn như hội trường, rạp hát, giảng đường, phòng họp, phòng hội nghị, phòng thu âm hay quán karaoke luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành kiến trúc. Các kiến trúc sư thường áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu tiếng vọng, đồng thời tạo ra một không gian nghe nhạc, hội nghị hoặc hát karaoke chuẩn xác và chất lượng nhất có thể.

Để đạt được mục tiêu này, các kiến trúc sư thường áp dụng một loạt biện pháp cơ bản như thiết kế mặt diện tường hình khối 3D, bố trí nội thất tối ưu, thiết lập các bức vách chắn âm, sử dụng các vật liệu tiêu âm, xử lý bề mặt phẳng và thiết lập hệ thống âm thanh chuẩn.

Vách tiêu âm

Vậy kỹ thuật để tiêu âm hiệu quả bao gồm những biện pháp cơ bản sau:

  1. Sử dụng vật liệu tiêu âm: Sử dụng các vật liệu như bông thủy tinh, xốp PE, xốp PU, ván ép, ván MDF, vật liệu xốp PVC để giảm thiểu độ phản xạ của âm thanh.
  2. Bố trí nội thất tối ưu: để giảm độ phản xạ âm thanh trong không gian.
  3. Sử dụng tấm chắn âm: Sử dụng các tấm chắn âm để cản trở sự lan truyền của âm thanh, giảm thiểu độ phản xạ của âm thanh trong phòng. Thường các bức vách này được treo lên trần (vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo công năng sử dụng của không gian.
  4. Sử dụng các vật liệu tiêu âm: như bông thuỷ tinh, tấm acoustic, ván gỗ đục lỗ hoặc soi rãnh, cao su non, vải lót tiêu âm, hút chân không
  5. Xử lý bề mặt phẳng: Mặt phẳng cứng là bề mặt có khả năng dội âm nhiều nhất. Do vậy, để tiêu âm thì các bề mặt này thường được xử lý cho nó không còn độ phẳng như ban đầu. Ví dụ: bắn sơn sần, bắn vữa sần, khoang lõ tiêu âm, chia mặt phẳng thành nhiều mặt phẳng nhỏ xếp nghiêng lệch, bọc nỉ hoặc tấm acoustic bề mặt ….
  6. Cân bằng âm thanh: Cân bằng âm thanh trong phòng bằng cách sử dụng loa chính xác, định vị loa đúng vị trí và điều chỉnh âm lượng phù hợp.
  7. Thiết lập hệ thống âm thanh chuẩn: tức là việc thiết lập hướng phát ra của hệ thống loa sao cho hướng loa tập trung vào vị trí người nghe, điều tiết âm lượng của các vị trí loa khác nhau để đạt được mức độ âm thanh đồng đều tại nhiều vị trí khác nhau. Hạn chế tối đa việc hướng loa vào các mặt phẳng trơn.

Như vậy, để xử lý tiêu âm hiệu quả cho 1 không gian cũng có khá nhiều biện pháp giúp xử lý tiêu âm hiệu quả. Đối với các hội trường, khán phòng lớn… để đảm bảo chất lượng cao nhất. Các kiến trúc sư thường áp dụng cả sáu biện pháp trên vào phương án thiết kế thi công.

Sau đâu là các thiết bị nội thất thường có trong không gian hội trường. Các thiết bị này có những tính năng chuyên biệt cho không gian cần tiêu âm hiểu quả hơn:

+ Ghế ngồi: Ghế thường được sử dụng loại ghế có đệm mút và bề mặt bọc nỉ mềm (hạn chế sử dụng bề mặt da). tại các mặt phẳng hướng về trước (hướng về sân khấu) thường tạo lỗ tiêu âm. Sản phẩm được kết cấu chắc chắn và tránh phát ra tiếng kêu.

+ Rèm cửa sổ, rèm cánh gà: Rèm vải được ưu tiên sử dụng. Thông thường, trong các không gian này không sử dụng rèm sáo ngang bằng nhôm hoặc bằng gỗ.

+ Bàn hội trường, bàn viết: phần mặt trước bàn thường thiết kế đục lỗ CNC hoặc tạo hoạ tiết 3D lồi lõm

+ Trần: Thường thiết kế gấp khúc, sử dụng tấm thạch cao 3D hoặc gỗ tiêu âm. Và có thể sử dụng vách treo bằng tấm acoustic để tăng khẳ năng triệt tiêu âm.

+ Nền: ưu tiên trải nỉ tại các lối đi

+ Hệ cửa ra vào, cửa sổ: Riêng cửa của các không gian này phải đảm bảo cả 2 tiêu chí: tiêu âm và cách âm. Bới hệ thống zoang kín khít, bề mặt cánh cửa được xử lý tiêu âm, cốt bên trong được đảm bảo cách âm.

+ Bề mặt diện tường: đây là sản phẩm cần có biện pháp xử lý tiêu âm quan trọng nhất.

  • chất liệu bề mặt dạng gỗ: Gỗ veneer, gỗ laminate, gỗ melamine, gỗ nhựa…
  • Về cấu tạo: Vách tiêu âm xẻ rãnh dọc, vách tiêu âm xẻ rãnh ngắt quãng, vách tiêu âm lỗ, vách tiêu âm nan đứng, vách tiêu âm nan ngang, vách tiêu âm xẻ rãnh cnc theo hình thù riêng biệt…
  • Về kết cấu: thông thường vách ốp tiêu âm có 06 lớp

+ Bắt đầu từ tường sẽ được gắn 1 lớp cao su non vừa có tác dụng tạo độ mềm bề mặt vừa chống ẩm phát sinh từ tường

+ Tiếp đến là lớp bông thuỷ tinh (thường với tỷ trọng 80) được gắn lên bề mặt

+ sau đó sẽ là hệ thống khung xương để giữ bề mặt tấm (có thể khung xương gỗ hoặc khung xương sắt)

+ 1 lớp vải kỹ thuật để tăng tính triệt tiêu âm cũng vừa là mục đích ngăn sự phát tán bụi từ trong ra hay ngoài vào.

+ Lớp cốt nền sẽ được gắn vào hệ xương (có một số trường hợp không cần sử dụng lớp cốt nền)

+ Cuối cùng sẽ là lớp bề mặt tạo rãnh, hoặc tạo lỗ…. như đề cập ở trên. Lớp bề mặt này vừa có tính chất trang trí vừa có tính chất tiêu âm.

Xem hình ảnh vách tiêu âm:

Quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công hội trường, giảng đường giúp tiêu âm hiệu quả. Vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Nội Thất Văn Phòng Đa Lợi

Văn Phòng: Số 352 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Showroom: Số 348A Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0967.317.555
Fax: 024.3668 6808

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *