Nội thất văn phòng trọn gói là gì? Triển khai nội thất văn phòng trọn gói như thế nào?
Nội thất văn phòng trọn gói tức là bạn làm việc với 1 đơn vị nội thất, mà họ có đủ chức năng thực hiện trọn gói yêu cầu của bạn về nội thất văn phòng mà bạn không cần thiết phải làm việc thêm với một đơn vị nào khác. Bạn chỉ việc giao mặt bằng, và đưa máy tính, nhân sự và tài liệu đến để làm việc mà không phải lo thêm công tác gì khác.
Giả sử như bạn có 1 mặt bằng 500m2 để làm văn phòng mới. Mặt bằng này là 1 mặt bằng trống, bạn cần thi công mặt nền, trần, vách ngăn chia, điện mạng, ánh sáng, cấp thoát nước, lắp đặt trang thiết bị nội thất… Nếu như trước đây, mỗi hạng mục bạn sẽ cần làm việc với 1 đơn vị thi công… nhưng giờ đây, dịch vụ cung cấp nội thất văn phòng trọn gói được khá nhiều đơn vị có kinh nghiệm thực hiện. Điều đó làm giảm thời gian, gỉam mối quan tâm của bạn và đặc biệt còn giảm cả chi phí đầu tư.
Vậy công tác thực hiện nội thất văn phòng trọn gói là thế nào? Bao gồm những bước nào?
Ở bài viết này, chúng tôi đề cập sơ bộ đến các bước làm việc trọn gói để bạn có được 1 văn phòng làm việc như ý:
Bước 1: Giai đoạn khảo sát
Đơn vị nội thất sẽ khảo sát hiện trạng thực tế, từ đó lên bản vẽ layout hiện trạng
Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu của CĐT
Đơn vị nội thất sẽ có bảng câu hỏi gửi CĐT nhằm mục đích nắm được các yêu cầu cơ bản của CĐT như: Số lượng người sử dụng; các phòng ban chức năng tối thiểu; các yêu cầu đặc thù như: hướng ngồi, màu sắc. Các yêu cầu đặc biệt khác như: nhận diện thương hiệu các phòng ban đặc thù… hoặc những tính chất đặc thù ngành nghề mà CĐT cần…
Bước 3: Thiết kế layout
Đơn vị nội thất sẽ lên thiết kế 2D để chỉ rõ vị trí ngồi của từng người, từng bộ phận, vị trí các phòng ban, diện tích các phòng và đặc biệt làm phân luồng giao thông hợp lý trong văn phòng. Khoảng cách cụ thể chỗ ngồi, lối đi, hướng ngồi, kích cỡ bàn làm việc, kích cỡ tủ tài liệu hay các vật dụng cụ thể khác. Thể hiện vị trí chính xác từng bức vách ngăn, tường ngăn, từng vị trí cửa, hướng cửa mở ra, vào… Vị trí lắp đặt thiết bị điện, thiết bị ánh sáng, server, pantry….
Bước 4: Lập dự toán chi phí đầu tư
Sau khi có layout, đơn vị nội thất sẽ căn cứ vào khoảng ngân sách dự định đầu tư để lập dự toán chi phí đầu tư. Từ dự toán này có thể thấy được loại vật liệu sử dụng.
- Phần sàn sẽ sử dụng vật liệu gì? Mức đầu tư bao nhiêu? Thảm hay lát gạch, hay lát gỗ, lát vinyl hoặc sàn nâng kỹ thuật.
- Phần vách ngăn chia không gian như: vách thạch cao, vách kính, vách gỗ, vách khung nhôm, vách tiêu âm, vách panel…. Mỗi loại vật liệu có mức giá thành khác nhau và cho kết quả sử dụng khác nhau.
- Phần trần: trần thả, trần chìm, trần tiêu âm, lần lam gỗ, trần ô nhôm, trần mở….
- Phần ánh sáng: ánh sáng led panel, ánh sáng âm trần, ánh sáng choá treo ….
- Phần điện mạng: sử dụng phương pháp đi chìm dây hay đi nổi, thiết bị đầu cuối lắp âm sàn hay sẽ lắp vào vị trí bàn sử dụng …
- Phần nội thất: sử dụng gỗ Melamine, gỗ Laminate, gỗ veneer, … hoặc các loại vật liệu khác. Đảm bảo đúng công năng sử dụng.
Bước 5: Duyệt lay out và dự toán và lên 3D
Sau khi thiết kế layout đáp ứng đúng nhu cầu, và có dự toán nằm trong hạn mức ngân sách đầu tư. Để cho CĐT mường tượng rõ đến 95% không gian nội thất của mình mà đơn vị nội thất sẽ thi công trông như thế nào. Bản 3D sẽ được thực hiện, nó mô phỏng gần chính xác không gian thực sẽ thi công. Thể hiện đúng màu sắc, không gian hình khối của sản phẩm… bạn không cần biết nghề nội thất, sau khi xem bản 3D thì bạn cũng sẽ hiểu được không gian thực tế cua mình sẽ làm sau này.
Bước 6: Thi công
Thông thường, từ bước 1 đến bước 5 sẽ do đơn vị thiết kế đảm nhận, còn sản xuất thi công sẽ là 1 đơn vị khác. Tuy nhiên, thời gian gần đây. Các đơn vị thi công để chủ động cho phần việc của mình. Họ thường tổ chức thực hiện luôn phần việc trên.
Với các đơn vị có khả năng thi công, thì phần thiết kế của họ thường rất bám sát thực tế, bám sát đúng với sản xuất và vật liệu. Bởi hơn ai hết, họ tạo ra sản phẩm nên họ hiểu tường tận vật liệu, kết cấu sản phẩm….
Bước thi công này không chỉ là 1 hạng mục, mà nó bao gồm khá nhiều hạng mục (tuỳ thuộc vào mặt bằng ban đầu là mặt bằng thô hay mặt bằng hoàn thiện).
Với 1 đơn vị thi công trọn gói, CĐT cũng cần phải hiểu là bản thân họ sẽ không phải là đơn vị tự chủ động thi công toàn bộ mọi hạng mục. Mà sẽ có một số hạng mục được giao lại cho B’ thực hiện nhưng họ sẽ giám sát thực hiện đúng yêu cầu thiết kế, vật tư, chất lượng… Các hạng mục đó thường sẽ là: Trần vách, ánh sáng, sơn tường, cây xanh …. Tuy nhiên, các CĐT đừng lo việc họ thuê lại B’sẽ làm đội chi phí hơn nếu CĐT tự làm việc với các đơn vị đó. Bởi vì, họ sẽ mua được rẻ hơn CĐT tự mua, họ sẽ tự chịu trách nhiệm nếu có sai sót xảy ra, đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời đảm bảo tiến độ bởi vì đơn vị thi công trọn gói sẽ sắp xếp được các hạng mục đan xen mà không bị chồng lấn vướng víu vào nhau.
Các hạng mục chủ đạo như: nội thất, điện mạng, ánh sáng… thì thường các đơn vị thi công sẽ tự chủ động sản xuất, thi công.
Hình ảnh thi công vách kính và cắt sàn lắp đặt điện mạng
Bước 7: nghiệm thu bàn giao
Mọi công tác nghiệm thu bàn giao trong việc thi công trọn gói thường khá đơn giản vì được thực hiện bởi 1 nhà thầu chịu trách nhiệm và dựa trên 1 bản thiết kế thống nhất từ ban đầu. Do đó, CĐT không mất nhiều thời gian. Đặc biệt, phương pháp thiết kế thi công nội thất văn phòng trọn gói sẽ đảm bảo công tác bảo hành bảo trì sau này được thực hiện nghiêm túc. Gói công việc không bị xé nhỏ, và CĐT không phải mất công nhớ, tìm lại xem hạng mục abc này do đơn vị nào trước đây thực hiện.
Vậy phương pháp thiết kế thi công nội thất văn phòng trọn gói sẽ có rất nhiều lợi ích so với việc tách nhỏ các gói công việc không cần thiết ra nhiều đơn vị:
* Giảm tiến độ
* Không mất thời gian kiểm tra giám sát với nhiều đơn vị
* Giảm chi phí đầu tư
* Thống nhất được từ đầu tới cuối theo sát thiết kế được duyệt
* Đảm bảo khâu bảo trì bảo hành dễ thực hiện và quản lý
Lưu ý:
Từ bước 1 đến bước 5: thì yếu tố quan trọng để có kết quả tốt là con người. Tức là, bộ phận thiết kế có kinh nghiệm và có kỹ năng. Nhưng sang bước 6: CĐT rất cần phải có bước khoả sát đơn vị mà CĐT muốn làm việc trước khi ký hợp đồng.
Nhiệm vụ của khảo sát là:
+ Phải tham quan nhà máy sản xuất để biết được quy mô, máy móc và năng lực kinh nghiệm của đơn vị sản xuất.
+ Phải tham quan những văn phòng tương tự mà đơn vị đó đã đảm nhiệm với vai trò trọn gói.
+ phải khảo sát và yêu cầu trình duyệt mẫu vật tư vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất thi công đúng với vật tư vật liệu được duyệt.
-> Thiết kế sai có thể sửa, nhưng thi công sai, chất lượng kém thì không thể sửa được. do vậy, dù có rất bận. Chúng tôi luôn khuyên CĐT hãy luôn thực hiện bước khảo sát này.
Nhận giải pháp thiết kế thi công văn phòng tối ưu nhất liên hệ ngay:
Nội Thất Văn Phòng Đa Lợi
- Địa chỉ: Số 348A Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN
- Hotline: 094.5857.666
- Fax: 024.3668 6808
- Email: contact@noithatvanphong.com
- Website: https://noithatvanphong.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: