Vách tiêu âm trên bàn – giải pháp tiêu âm cho call center

Vách tiêu âm trên bàn – Đối với những công việc đặc thù, liên quan điến công tác sử dụng điện thoại tại vị trí làm việc như call center. Việc xử lý tiếng ồn từ bàn này sang bàn khác là một yêu cầu quan trọng trong công tác thiết kế, thi công nội thất cho các vị trí này. Nội thất văn phòng công ty Đa lợi xin giới thiệu sản phẩm Vách tiêu âm trên bàn.

Thông thường, với các vị trí làm công việc call center. Vị trí đó làm việc chủ đạo bằng micro head phone. Và thường các vị trí đó ngồi khá sát nhau (thông thường mỗi chỗ ngồi chỉ rộng 80cm). Trong quá trình làm việc các bàn đối diện nhau, sát nhau thường bị lẫn tiếng ồn gây mất hiệu quả của âm thanh trong trao đổi với khách hàng. Do vậy, người thiết kế, đơn vị thi công cần phải nắm rõ phương pháp xử lý để đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo đúng công năng sử dụng của sản phẩm.

Vách tiêu âm trên bàn
Vách tiêu âm trên bàn

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Một trong các giải pháp quan trọng nhất đó là xử lý tiêu âm bằng các vật liệu hấp thụ âm thanh:

+ Sử dụng vách ngăn trực tiếp tại các vị trí ngồi: 

Bằng vật liệu tiêu âm tốt nhất phải kể đến là tấm Polyseter Fiber panel. Đây là dạng tấm sợi khoáng ép với nhiều loại màu sắc. có độ dày từ 5- 25mm. Tuy nhiên, vách tiêu âm trên bàn nên sử dụng độ dày 12mm: vừa đảm bảo độ cứng cũng vừa đảm bảo khả năng hấp thụ âm.

+ Xử lý tiêu âm môi trường chung:

Việc xử lý tiêu âm ở trực tiếp tại các vị trí ngồi vẫn chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trong khu vực call center. Bởi với 1 không gian chung thì rất nhiều người làm việc, mỗi 1 vị trí vẫn còn 1 lượng âm thanh nhỏ bị phản xạ, và nhiều vị trí như vậy gộp lại sẽ gây tiếng ồn chung. Vậy nên cần phải xử lý tiêu âm môi trường chung. Cụ thể là xử lý tiêu âm trần, tường, nền và các vật chắn phẳng như Tủ, bàn ghế…. Phương pháp xử lý hiệu quả nhất là gắn tấm tiêu âm vào các mặt phẳng đó. Tuy nhiên, để vừa đạt được tiêu chí kỹ thuật, và cũng đạt được tiêu chí về thẩm mỹ, thì người thiết kế cần áp dụng nhiều biện pháp kết hợp.

  • Đối với trần: Thường áp dụng phương pháp giật cấp, nan louver, ô caro, ghép 3D
  • Đối với tường: thường sử dụng vách tiêu âm sợi polyester hoặc vách tiêu âm rãnh, vách tiêu âm lỗ, vách tiêu âm liner wood…
  • Đối với sàn: tối ưu nhất là sử dụng thảm (thảm càng dày càng tốt)
  • Đối với các vật chắn phẳng như Tủ, cột…: thường sử dụng tấm tiêu âm để xử lý bề mặt (tương tự như đối với tường)
  • Và các giải pháp bổ trợ như: Bố trí các vật cản mềm, hình dạng lồi lõm như cây cối, cá vật phẩm trang trí

+ Thiết kế layout đạt chuẩn:

Thường phải bố trí tạo từng khu vực, có khoảng cách để tiêu âm, bố trí vật liệu hấp thụ âm và hướng truyền âm tránh xung đột.

Thiết kế layout là một phần quan trọng khó trong các giải pháp để giải quyết vấn đề tiêu âm. Thiết kế phải chú trọng đến công năng sử dụng đúng của vị trí và vừa đảm bảo đước vấn đề kỹ thuật liên quan đến tiêu âm và phải vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ. Điều này không phải dễ nhưng cũng không quá khó đối với những designer có kinh nghiệm.

Sau đây là một số hình ảnh sản phẩm liên quan đến vách ngăn tiêu âm trên bàn với các vị trí call center hay các modul làm việc có vách ngăn:

Vách tiêu âm trên bàn
Vách tiêu âm trên bàn
Vách tiêu âm ngăn vị trí làm việc
Vách tiêu âm trên bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

add_action('wp', 'remove_add_to_cart_button_single_product'); function remove_add_to_cart_button_single_product() { remove_action('woocommerce_single_product_summary', 'woocommerce_template_single_add_to_cart', 30); }