Nội thất văn phòng có thể tiến hành thi công với nhiều phong cách khác nhau: Phong cách nội thất văn phòng hiện đại, phong cách tối giản, phong cách văn phòng xanh, phong cách văn phòng cổ điển, phong cách văn phòng mở…
Tuy nhiên, dù với phong cách văn phòng nào thì quy trình thực hiện về cơ bản là sẽ giống nhau. Do vậy, nhằm mục đích để cho khách hàng, chủ đầu tư hiểu được quy trình thi công, chúng tôi tổng hợp và nêu rõ các bước cơ bản của quy trình điển hình.
Chúng ta hiểu là để thi công được nội thất, thì trước hết phải có bản vẽ. (phần thực hiện bản vẽ concept và layout là vấn đề đi trước hạng mục thi công). Tuy nhiên, trong mọi bản vẽ concept hay layout thì các Designer thường có 1 dòng đính kèm trong bản vẽ “Cần khảo sát lại hiện trạng trước khi thi công”.
Bước 1: khảo sát hiện trạng và Shopdrawing
khảo sát hiện trạng thực tế và Shopdrawing
Sau khi khảo sát, nếu không có gì vướng mắc thì tiến hành bước tiếp theo. Nhưng theo kinh nghiệm hơn 15 năm của chúng tôi, hầu hết trên 95% bản vẽ đều phải có chỉnh sửa sau khi khảo sát hiện trạng. Công tác chỉnh sửa đó trong chuyên ngành gọi là Showdrawing, Tức dựa vào bản Concept, dựa vào khảo sát thực tế, dựa vào kinh nghiệm sản xuất, thì đơn vị thi công chỉnh lại bản vẽ đúng với thực tế, đúng với vật liệu và sát với công tác sản xuất (nhưng không được làm mất đi tính tổng thể cần truyền tải của bản thiết kế).
Bước 2: Thực hiện các công tác Fiting Out
công tác Fiting Out trong thi công nội thất văn phòng
Đó là các công tác thi công liên quan đến: Trần, Sàn, Vách ngăn, điện, nước, ánh sáng, thi công các mảng ốp, các mảng trang trí…
Công tác này sẽ thi công trực tiếp tại công trình. Tuỳ vào khối lượng công việc cụ thể để ước lượng thời gian (với khoảng 500m2 diện tích thường mất từ 15-20 ngày để hoàn thiện phần công việc này). Các hạng mục Trần, vách ngăn, điện nước, ánh sáng sẽ thực hiện song song với nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, cán bộ giám sát phần này phải là người am hiểu chung các mục nêu trên.
các hạng mục thi công trong quá trình fit out
Sau khi hoàn thiện M.E (điện mạng, cấp thoát nước) thì sẽ hoàn thiện phần sàn. Có nhiều loại sàn sử dụng trong văn phòng như: lát gạch, lát sàn gỗ, lát sàn vinyl, sàn betong mài, sàn epoxy, sàn thảm …. Nhưng thông dụng nhất vẫn là sàn thảm hoặc sàn vinyl.
Công việc Fiting Out này được được vào 01 bước, nhưng thực tế nó có rất nhiều các phần việc phải làm, các phần việc này đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, có những việc chỉ được thi công liền kề so với các việc trước. Do vậy, thi công để đảm bảo tiến độ cần được thực hiện bởi đơn vị có đủ kinh nghiệm và năng lực song song với cán bộ giám sát tại công trình tốt.
Bước 3: Sản xuất trang thiết bị nội thất
Toàn cảnh nhà máy sản xuất nội thất văn phòng
Công tác sản xuất trang thiết bị này, như bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn họp, ghế xoay, ghế lãnh đạo, giá kệ trang trí, khu vực pantry, …. được sản xuất song song với bước 2. Bởi vì bước 3 này thường sẽ làm ở nhà máy của đơn vị thi công rồi chuyển đến lắp ráp tại công trình. Tuy nhiên, có một số phần việc bị phụ thuộc vào kết quả của bước 2 như việc thi công mảng ốp, trang trí…
Thời gian cho việc sản xuất thiết bị nội thất đối với những đơn vị có tiềm năng (nếu không tính sản phẩm nhập khẩu thì cũng giao động từ 10-25 ngày cho 1 dự án tầm 500m2). Thời gian đó bao gồm cả thời gian nhập vật tư gỗ, sắt thép, vải nỉ, đệm mút, …. Cho quá trình sản xuất.
Chất lượng của sản phẩm nội thất trong bước này quyết định khá nhiều đến chất lượng của công trình. Nếu như bước 2, để đạt chất lượng thì cần có ngừơi giám sát tốt, thi công đúng vật liệu và tuân thủ thiết kế thì chất lượng sản phẩm của bước 3 này phụ thuộc nhiều vào máy móc và trịnh độ sản xuất của từng đơn vị.
Đối với nội thất văn phòng, các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu từ gỗ công nghiệp. Do vậy, máy móc sản xuất đóng vai trò hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Các đơn vị thi công uy tín, thì sản phẩm sẽ được sản xuất đồng bộ từ thiết kế, chuyển sang khâu cắt CNC, được hoàn thiện bề mặt, mép cạnh trên hệ thống máy chuyên nghiệp. Sản phẩm được liên kết bằng phụ kiện chất lượng cao được kể đến như Haffele, Youdo, Blum, carryni… Nếu sản phẩm sản xuất bằng máy thô sơ, thủ công thì thường sẽ xảy ra các hiện tượng không đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ của sản phẩm như: Mép cắt sứt mẻ, mép dán không khít hoặc khe dán bị dày, sản phẩm lắp ráp không chính xác, bị nghiêng lệch, hoặc bì thừa thiếu tại các vị trí kết nối. Khi sắp xếp tạo dãy sẽ không bằng phẳng hoặc không vuông góc.
Việc sử dụng nguyên vật liệu kém, mỏng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng khi sử dụng. (sắt không đủ độ dày, ván gỗ không đủ độ dày, bề mặt không tốt….)
Bước 4: Lắp đặt trang thiết bị đồ rời
Tuỳ từng trường hợp, từng độ khó của công trình mà có tiến độ thi công khác nhau. Tuy nhiên, nếu đơn vị thi công có kinh nghiệm thì thời gian kết thúc của bước 2 và bước 3 thường sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều.
Bước 4 sẽ chỉ được thực hiện khi hoàn thành cả bước 2 và bước 3. Công tác lắp đặt sản phẩm này thường chỉ mất từ 4-10 ngày. Vì các sản phẩm được sản xuất đồng bộ, liên kết chuyên dụng… Và thường được đội ngũ thi công có kinh nghiệm và độc lập với cả đội ngũ sản xuất hay đội ngũ fiting out. Thường được gọi là đội ngũ lắp đặt.
Bước 5: Xử lý defect
Xử lý các lỗi xảy ra trong quá trình thi công, sản xuất lắp đặt là điều khó tránh khỏi. Không có một đơn vị thi công nội thất chuyên nghiệp nào dám khẳng định việc họ có khả năng thi công nội thất văn phòng trọn gói mà không xử lý defect. Bởi nội thất văn phòng là sản phẩm kết hợp giữa thiết kế, nguyên vật liệu, máy móc, hiện trạng, và con người. Để mọi việc có thể tự động ăn khớp một cách trọn vẹn là điều khó có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không được phép coi vấn đề xử lý defect là điều tất yếu cho mọi sản phẩm hay mọi khâu. Bởi suy nghĩ đó sẽ tự làm cho sản phẩm bị kém chất lượng. Nhưng công tác xử lý defect cũng không thể bỏ qua hay coi nhẹ, bởi những lõi nhỏ, những nhược điểm nhỏ mà không khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả công trình.
Vậy khâu xử lý defect sẽ thực hiện sau khi hoàn thiện cơ bản bước 4, thường đơn vị thi công sẽ tự tổ chứ nghiệm thu nội bộ. Từ đây, sẽ phát hiện ra các sai lỗi (thường là sai lỗi nhỏ) như các vết sứt, các góc cạnh thiếu, các vết bẩn, thiết vít, keo lem nhem, vệ sinh chưa sạch, ….
Bước 6: Vệ sinh hoàn thiện và bàn giao.
Công Tác vệ sinh, sắp xếp sản phẩm đúng vị trí, và bàn giao cho chủ đầu tư sử dụng là 1 công việc khá đơn giản.
Nhưng có nhiều trường hợp, sản phẩm tốt, nhưng không được vệ sinh đúng cách, thì sau một thời gian sử dụng, sản phẩm có thể bị hỏng hoặc kém thẩm mỹ. ví dụ các vết keo, bình thường nhìn khó thấy, nhưng một thời gian keo sẽ tự ố vàng, hoặc bám bụi… lúc đó có vệ sinh cũng sẽ không sạch hoàn hảo.
Trên đây là 06 bước cơ bản của công việc thi công nội thất văn phòng trọn gói. Trong mỗi bước, có rất nhiều bước nhỏ khác. Nhưng đứng về góc nhìn của chủ đầu tư hay người sử dụng, thì 6 bước trên là 6 bước cơ bản cần hiểu để làm việc với các nhà thầu, đơn vị thi công thực hiện phần việc của mình.
Chúng tôi hi vọng bài viết phần nào đáp ứng được thắc mắc của quý vị.
Trân trọng!
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu báo giá thi công nội thất văn phòng vui lòng liên hệ:
Nội Thất Văn Phòng Đa Lợi
- Địa chỉ: Số 352 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN
- Hotline: 094.5857.666
- Fax: 024.3668 6808
- Email: contact@noithatvanphong.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: