Vách ngăn di động có nhiều dạng: Vách ngăn di động bánh xe, vách ngăn di động trượt ray trên dưới, vách ngăn di động gấp, vách ngăn di động ray treo trên…
Tuy nhiên, ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến “hệ thống vách ngăn di động ray treo trên” để giới thiệu tới người đọc một sản phẩm hiện đại và tiện dụng. Loại vách ngăn này được sử dụng rộng rãi để ngăn chia không gian linh hoạt cho các hội trường, nhà hàng, phòng họp, phòng đào tạo…. những nơi mà cần tuỳ biến không gian to – nhỏ khác nhau.
Vách ngăn di động ray treo trên là gì: Đó là hệ thống vách ngăn chỉ sử dụng ray treo ở phía trên mà không cần ray dẫn hướng phía dưới.
Nguyên lý hoạt động: Tấm vách được liên kết với bi chịu lực để treo nổi tấm vách, và di chuyển trượt theo định hướng của ray treo trên. Khi đến vị trí cố định thì sẽ cài khoá để mở bộ tỳ cố định tấm vách vào vị trí cần thiết. Khi mở (cất) thì có thể định hướng tấm vách về cất tại 1 vị trí bất kỳ theo định hướng của ray dẫn được thiết kế thi công từ đầu.
Cấu tạo: Hệ thống vách ngăn di động được cấu thành bởi 03 thành phần chính: Tấm vách, hệ bi treo, hệ ray dẫn liên kết với trần.
+ Tấm vách:
Thường có 02 loại độ dày 85mm và 100mm (sử dụng độ dày nào thì tuỳ thuộc vào độ cao của tấm vách – độ cao trần).
Tấm vách này được cấu tạo bằng hệ khung nhôm bo quanh nhằm mục đích liên kết các tấm với nhau theo dạng Finger, tại vị trí liên kết này có sử dụng zoang cao su để tăng hiệu quả cách âm.
Bề mặt tấm vách: có thể sử dụng đa dạng vật liệu bề mặt như: Melamine, laminate, veneer, vải nỉ, giấy dán tường, acrylic, sơn PU…. lớp bề mặt này được phủ lên tấm MDF dày 9mm, tấm này được kẹp vào ngàm của hệ nhôm bao quanh đồng thời liên kết với hệ xương trong của vách.
Bên trong của tấm vách được lắp đặt bông thuỷ tinh kín khít nhằm tăng hiệu quả cách âm cao nhất.
Hệ chuyển động: tấm vách được cấu tạo bên trong có hệ chuyển động, hệ thống này được cấu tạo để nhằm mục đích đẩy bộ phận tỳ trên và tỳ dưới áp vào ray trần và áp vào nền tường để vừa cố định tấm vách vào vị trí, vừa chắn khe hở tăng hiệu quả cách âm. Hệ thống này được truyền động bằng tay khoá tại từng tấm vách ngăn. Nó được truyền động bằng ròng rọc dây cáp.
Bộ tỳ: là bộ profile bằng nhôm được cài zoang cao su và liên kết với bộ chuyển động. Bộ này có nhiệm vụ cố định tấm vách tại vị trí cần thiết bằng cách tỳ ép vào sàn và mặt ray. Đồng thời, bộ tỳ cũng có nhiệm vụ lấp kín khe hở để tăng khả năng cách âm của vách.
+ Hệ ray và bi treo: Có 2 loại hệ ray và bi.
Đối với loại vách có độ cao từ 6m trở xuống thì thường xử dụng ray treo 2 tầng và bi kẹp song song dạng nằm. Bi này trượt tỳ nằm trên 2 phần của rãnh nhôm, nó có thể dễ dàng chuyển góc cua từ bên trái sang bên phải, lực treo của bi có thể lên đến 2 tấn/cặp bi.
Đối với loại vách có độ cao tren 6m, chúng tôi khuyên dung hệ ray thép kết hợp với bi tì đứng dạng bánh xe. Hệ ray bi này đảm bảo việc trươn trượt và chịu lực lớn hơn. Tuy nhiên, gía thành sẽ cao hơn.
+ Hệ liên kết ray với trần: Đặc thù của dạng vách di động này là không có ray dẫn phía dưới. Do vậy, khi vào vị trí cố định, thanh tỳ sẽ đẩy cả tỳ xuống nền và tỳ vào mặt ray. Do vậy, việc treo ray không chỉ đảm bảo mỗi lực treo mà phải đảm bảo cả lực tỳ.
Hệ ray sẽ được liên kết với tay đỡ chuyên dụng, được cố định (sau khi tăng chỉnh) cả 2 phương trên xuống và dưới lên.
Một số đặc điểm cần lưu ý khi thiết kế, thi công hệ vách ngăn di động này:
+ Trần phải đảm bảo độ cứng, độ chịu lực đủ để tải hệ vách treo.
+ Nền phải đủ phẳng, không bị thay đổi cao độ, không bị giật cấp tại vị trí vách
+ tính toán đến diện tích, khu vực cất vách
+ Trần thường phải có trần giả (để che phần liên kết ray với trần)
+ Bố trí điều hoà, ánh sáng phù hợp với cả 2 công năng: lúc đóng và lúc mở hệ vách
Mọi chi tiết cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Nội Thất Văn Phòng Đa Lợi
Showroom: Số 348A Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0967.317.555
Fax: 024.3668 6808
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: