Sơn bệt là gì? Quy trình sơn bệt cho các sản phẩm nội thất gỗ 

Có nhiều loại bề mặt phủ được sử dụng để tăng thẩm mỹ và độ bền cho đồ nội thất gỗ công nghiệp. Trong đó, lớp phủ bề mặt sơn bệt rất được ưa chuộng vì nhiều đặc tính nổi bật như tạo sản phẩm màu sắc đẹp theo yêu cầu, tăng tuổi thọ và giá trị cho đồ nội thất gỗ công nghiệp. Cùng tìm hiểu về sơn bệt qua nội dung chi tiết dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Sơn bệt là gì?

Sơn bệt là loại sơn dùng để sơn phủ bề mặt của gỗ để tạo bề mặt gỗ mịn, phẳng và bền hơn. Loại lớp phủ bề mặt này đa dạng về màu sắc, tạo sản phẩm nội thất phong phú. Tuy nhiên, về cơ bản sử dụng sơn bệt sẽ làm mất đi màu sắc nguyên bản và các đường vân gỗ.

Sơn bệt được ưa chuộng trong sản xuất nội thất gỗ

Sơn bệt được ưa chuộng trong sản xuất nội thất gỗ

Đồ nội thất sơn bệt phù hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau, linh hoạt trong nhiều mục đích dùng. Nếu sử dụng đồ nội thất sơn bệt sẽ kiến tạo nên không gian sống, làm việc ấn tượng, mới mẻ và mang dấu ấn cá nhân.

Chi tiết quy trình sơn bệt tiêu chuẩn

Một sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp sơn bệt đẹp, chất lượng thường trải qua các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt gỗ

Để có được lớp sơn bệt đẹp như ý muốn trước hết cần phải xử lý bề mặt gỗ bằng cách dùng giấy nhám 240 làm nhẵn bề mặt. Đồng thời tiến hành xử lý dặm và vá những vị trí gỗ bị khiếm khuyết nhằm đảm bảo thẩm mỹ cao nhất cho bề mặt gỗ.

Bước 2. Bả bột và lau màu

Sau khi bề mặt gỗ được làm nhẵn sẽ được phả lên một lớp bột bả nhằm mục đích bịt kín những ghim gỗ để bề mặt gỗ không bị thấm nước. Một số sản phẩm yêu cầu riêng thì màu và bột bả được trộn lẫn vào nhau rồi mới bả lên bề mặt. Khi bột bả đã khô tiếp tục dùng giấy nhám 240 để chà nhẵn bề mặt.

Bước 3. Sơn lót lần 1

Sử dụng súng sơn với áp lực hơi là 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30 độ. Phun lót lần 1 lên bề mặt gỗ 3 lượt sau đó mang gỗ ra phới dưới ánh nắng cho khô.

Sơn lót bề mặt gỗ lần 1

Sơn lót bề mặt gỗ lần 1

Bước 4. Sơn lót lần 2

Thời gian để gỗ sơn lót lần 1 dưới ánh nắng mặt trời là 2h, sau đó dùng giấy nhám 320 để chà nhám lại bề mặt gỗ một lần nữa.

Kết thúc thì dùng súng sơn với áp lực điều chỉnh như sơn lót lần 1 (áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở vòi 30 độ). Sơn lót lần 2 ba lượt rồi tiếp tục mang gỗ đi phơi khô.

Bước 5. Phun màu

Sau khoảng 2h thì bề mặt lớp sơn lót thứ 2 sẽ khô. Lúc này dùng giấy nhám 320 chà nhẹ bề mặt gỗ thật mịn và phủi sạch bụi để tiến hành phun màu.

Phun màu cho bề mặt gỗ cùng dùng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2 nhưng điều chỉnh góc mở vòi phun là 60 độ, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm. Lớp màu được phun 2 – 3 lượt cho 1 lần phun màu. Tiếp tục phơi khô.

Bước 6. Dặm và phun bóng

Lớp sơn màu phơi dưới ánh nắng 1h sẽ khô. Lúc này tiếp tục dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ nhàng bề mặt và thổi sạch bụi. Với những điểm màu nhạt, chưa đồng nhất màu sắc thì tiến hành dặm lại.

Để bề mặt gỗ có màu đều và đẹp hơn một lớp sơn bóng sẽ được phun lên bề mặt gỗ và được phơi nắng từ 8 – 10h là có thể đóng gói và xuất xưởng hoặc đưa vào thi công sản phẩm nội thất.

Gỗ sau khi sơn bệt hoàn chỉnh bề mặt bóng đẹp

Gỗ sau khi sơn bệt hoàn chỉnh bề mặt bóng đẹp

Ưu và nhược điểm của sơn bệt

Mặc dù sơn bệt được ứng nhiều trong nội thất văn phòng gỗ nhưng nó cũng có những ưu điểm nổi bật và hạn chế nhất định được liệt kê dưới đây:

Ưu điểm

  • Màu của vân gỗ và màu sắc tự nhiên của gỗ sẽ bị mất nếu dùng sơn bệt.
  • Sản phẩm nội thất sơn bệt đa dạng màu sắc, phù hợp từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại.
  • Mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho sản phẩm nội thất đồ gỗ, sang trọng và đồng bộ.
  • Màu sắc phong phú, tạo không gian ấn tượng, thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân.

Nhược điểm

  • Lớp phủ sơn bệt dễ bị trầy xước, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.
  • Quy trình sơn qua nhiều bước, tốn thời gian hoàn thiện.

Ứng dụng của gỗ công nghiệp sơn bệt trong sản xuất nội thất

Vật liệu gỗ công nghiệp sơn bệt có tính ứng dụng cao trong sản xuất và thi công đồ nội thất. Nhờ màu sắc đa dạng mà sản phẩm phù hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau, tạo tổng thể hài hòa, đẹp.

Những sản phẩm nội thất thường dùng gỗ công nghiệp sơn bệt phải kể đến là kệ tivi, bàn trà, bàn sofa, giường ngủ, tủ quần áo, kệ trang trí, tủ bếp,… hoặc một số đồ nội thất dùng trong cửa hàng, showroom,…

Tủ bếp gỗ sơn bệt đẹp, mang đến tính hiện đại cho không gian

Tủ bếp gỗ sơn bệt đẹp, mang đến tính hiện đại cho không gian

Trên đây là thông tin về sơn bệt và quy trình sản xuất gỗ sơn bệt với màu sắc theo mong muốn của khách hàng. Hi vọng qua nội dung từ bài viết sẽ giúp người dùng hiểu hơn về dòng sơn phủ bề mặt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *