Gỗ công nghiệp là gì? Điểm qua những dòng gỗ công nghiệp được dùng phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp là vật liệu được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Những món đồ được làm từ gỗ công nghiệp được đánh giá cao về thiết kế, công năng sử dụng và tính bền. Cùng tìm hiểu về dòng gỗ công nghiệp và các loại gỗ phổ biến hiện nay qua nội dung dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tổng quan về gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Đây là loại gỗ được tạo ra từ vụn gỗ tự nhiên kết hợp với chất phụ gia, keo dính và ép chặt tạo thành ván lớn ở nhiệt độ và áp suất cao.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Chúng được tạo ra từ nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh của gỗ tự nhiên và đang dần thay thế gỗ tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế.

Gỗ công nghiệp đang dần thay thế nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên

Thành phần của tấm gỗ công nghiệp

Một tấm gỗ công nghiệp cơ bản gồm hai thành phần chính là cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt.

  • Cốt gỗ công nghiệp gồm nhiều loại như gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ Plywood, gỗ ghép thanh,…
  • Lớp phủ bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic,…

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp

Một tấm gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn sẽ trải qua các bước sau đây:

Bước 1. Gỗ tự nhiên được xử lý và phân loại tùy theo từng cốt gỗ công nghiệp nhau. Chẳng hạn gỗ MDF thì gỗ được nghiền nhỏ mịn, gỗ Plywood thì được xé mỏng, gỗ ván thanh thì được cắt khúc,…

Bước 2. Nguyên liệu gỗ đã được xử lý sẽ trộn với các chất phụ gia như keo, chất kết dính để tăng độ dính, tạo độ cứng, chống mối mọt. Sau đó, chúng được ép ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tạo nên cốt gỗ công nghiệp chất lượng.

Bước 3. Các tấm gỗ sẽ được xử lý tiếp 2 bề mặt để tạo độ nhẵn mịn, chống co ngót, cong vênh và tăng độ cứng. Sau đó, chúng được sơn phủ bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer,…

Bước 4. Các tấm gỗ ép công nghiệp tiếp tục được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để liên kết các thành phần chặt chẽ với nhau, sau đó được đánh bóng và chuyển sang bước cuối.

Bước 5. Các tấm gỗ công nghiệp được đưa vào dây chuyền phay nhộng. Chúng sẽ được cắt theo kích thước tiêu chuẩn, rộng 1220mm x dài 2440mm, độ dày tấm gỗ tùy theo yêu cầu sản xuất. Sau đó, chúng được kiểm tra chất lượng và đưa vào thị trường hoặc mang đi sản xuất.

Ưu điểm và ứng dụng của gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại, đang dần thay thế gỗ tự nhiên. Dòng gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao này có những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Ít bị cong vênh, co ngót do tác động của thời tiết.
  • Kết cấu chắc chắn, độ cứng tốt, ít bị mối mọt.
  • Đa dạng về màu sắc, vân gỗ và thi công dễ dàng.
  • Giá thành rẻ.
  • Phù hợp với phong cách hiện đại, trẻ trung và năng động.

Ứng dụng phổ biến của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

Với những đặc tính nổi bật, gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất văn phòng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến phải kể đến của gỗ công nghiệp:

  • Gỗ công nghiệp dùng để sản xuất nội thất văn phòng: Các loại gỗ công nghiệp đều được dùng để sản xuất nội thất văn phòng như tủ đựng hồ sơ, bàn làm việc, giá sách, bàn giám đốc,…
  • Gỗ công nghiệp dùng để sản xuất nội thất gia đình: Hầu như các món đồ dùng trong gia đình hiện nay đều làm từ gỗ công nghiệp. Từ tủ quần áo, bàn học, bàn làm việc, bàn trà, tủ bếp, kệ tivi, kệ trang trí, giường ngủ,… cho đến ván lót sàn, trần, cầu thang,…
  • Gỗ công nghiệp dùng trong trang trí cửa hàng, văn phòng, công ty: Gỗ công nghiệp được dùng để sản xuất các đồ nội thất để trang trí showroom, bàn lễ tân,…

Gỗ công nghiệp có nhiều ứng dụng trong thực tế

Gỗ công nghiệp có nhiều ứng dụng trong thực tế

Các dòng gỗ công nghiệp được dùng phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm cốt gỗ công nghiệp và mặt phủ bên ngoài. Dưới đây sẽ nêu loại gỗ được dùng phổ biến dựa trên cốt gỗ công nghiệp. Cụ thể:

Gỗ MDF – Medium Density Fiberboard

Gỗ thừa sẽ được tận dụng để sản xuất gỗ MDF. Gỗ thừa, cành cây, nhánh cây sẽ được nghiền nát thành bột mịn, trộn với chất kết dính và ép ở nhiệt độ áp suất cao tạo thành các tấm gỗ MDF. Cuối cùng, gỗ MDF được phủ một bề mặt theo yêu cầu như Melamine, Veneer, Laminate,…

Các loại cốt gỗ công nghiệp được dùng phổ biến là gỗ MDF thường, gỗ MDF xanh chống ẩm, gỗ MDF đỏ chống cháy,..

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Gỗ công nghiệp MFC có độ bền cơ học cao, đa dạng màu sắc. Thân, cành cây hay nhánh cây bạch đàn, cao su, keo,… sẽ được nghiền nát thành dăm rồi trộn với keo chuyên dụng ở nhiệt độ cao để tạo gỗ MFC.

Đặc điểm đặc trưng của gỗ MFC là không mịn, nhìn bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt. Thông thường, cốt gỗ MFC được phủ melamine là chủ yếu, tạo thành các sản phẩm nội thất đẹp.

Gỗ MFC gồm 2 loại là gỗ MFC thường và gỗ MFC chống thấm.

Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

Gỗ HDF có hàm lượng gỗ tự nhiên cao, lên đến 85% nên có nhiều ưu điểm nổi bật về độ bền, thẩm mỹ.

Gỗ HDF được tạo ra bằng cách sấy luộc gỗ tự nhiên ở nhiệt độ cao (1000 – 2000 độ C) để loại bỏ mủ có trong gỗ. Sau đó, chúng được trộn với chất phụ gia để tăng độ cứng, chống mối mọt, cong vênh rồi ép dưới áp suất cao để định hình các tấm gỗ.

Kích thước tiêu chuẩn của gỗ HDF là 1220mm x 2440mm với độ dày từ 6mm cho đến 24mm tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Gỗ công nghiệp Plywood (Gỗ dán, ván ép)

Đây cũng là loại gỗ công nghiệp được dùng phổ biến hiện nay. Gỗ Plywood được tạo ra bằng cách ép các tấm gỗ tự nhiên lạng mỏng 1mm bằng chất kết dính ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

Loại gỗ này cứng chắc, ít bị ẩm ướt trong điều kiện thông thường. Ngoài ra, gỗ Plywood không bị mối mọt, co ngót khi sử dụng lâu.

Ván gỗ ép Plywood

Ván gỗ ép Plywood

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh có chất lượng tương đương gỗ tự nhiên, khả năng chịu lực tốt nên cũng có giá thành cao hơn so với các dòng gỗ khác.

Gỗ được tạo thành bằng cách ghép các thanh gỗ bằng chất kết dính chuyên dụng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. Sau đó, gỗ được phủ Veneer để tạo độ bóng và bảo vệ cốt gỗ bên trong. Gỗ ghép thanh chịu lực tốt, không hề bị cong vênh, chất lượng tốt mà rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.

Trên đây là những thông tin tổng quan về gỗ công nghiệp mà bài viết tổng hợp được. Hi vọng nội dung này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về gỗ công nghiệp và các loại gỗ được dùng nhiều hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *