Veneer là gì?
Veneer là tên gọi chung của 1 loại vật liệu trong nghành nội thất. Nó là 1 lớp mỏng gỗ tự nhiên được lạng trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên. Có độ dày từ 0.5-0.9mm. lớp gỗ mỏng này được lạng ra từ cây gỗ tên gì thì được gọi là Veneer tương ứng. (Vd: Veneer óc chó là lớp gỗ được lạng ra từ cây gỗ óc chó; Veneer xoan đào là lớp gỗ được lạng ra từ cây xoan đào).
Veneer được sản xuất như thế nào ?
Quy trình cơ bản để sản xuất veneer như sau:
Bước 1: Chọn gỗ (nguyên khúc cây) Đây là bước rất quan trọng, đòi hỏi người có rất nhiều kinh nghiệm về gỗ, để có thể nhìn bên ngoài khúc cây mà đoán được bên trong của thân gỗ để khi lạng ra thì có được lớp gỗ đẹp hay xấu.
Bước 2: Ngâm tẩm sấy (đây là 1 bước quan trọng để đảm bảo chất lượng của lớp veneer, việc này có thể mất nhiều giờ tùy thuộc vào hóa chất và nhiệt độ ngâm)
Bước 3: bóc bỏ phần vỏ và cưa bỏ 1 phần lớp gỗ tạp bên ngoài để lấy độ phẳng của thân gỗ (tùy loại gỗ để bóc bỏ nhiều hay ít)
Bước 4: Chuyển thân gỗ lên máy lạng và tiến hành quá trình lạng gỗ (độ dày của lớp veneer được quyết định ở bước này.
Bước 5: sấy khô lớp gỗ đã lạng. (lớp gỗ sẽ được cho chạy qua máy sấy ở nhiệt độ phù hợp. Tùy vào loại gỗ để xác định số lần sấy gỗ và nhiệt độ sấy phù hợp)
Bước 6: Xén lạng. Lớp gỗ sau khi được sấy khô, và được lạng ra từ thân gỗ nên mặt cắt của nó sẽ có rất nhiều biên dạng. Chún sẽ được đặt lên máy xén để xén phẳng 2 mép (tạo lớp lạng thành các tấm có 2 mép cạnh dài với 2 đường thẳng tuyệt đối và song song với nhau)
Bước 7: May veneer. Đây là một khái niệm làm cho những người không trong nghề thường là ngỡ ngàng nhất (kể cả với những người làm nội thất 5-7 năm mà chưa từng được nhìn thấy trực tiếp việc may veneer).
Thông thường veneer có 03 cách may (hay gọi là ghép lạng)
+ Cách thứ nhất: dùng chỉ keo để may các tấm lạng nhỏ đã được xén phẳng với nhau thành 1 tấm lạng lớn hơn. Chỉ keo này được bơm zic zac trên bề mặt veneer chứ không phải
đâm thủng veneer như dạng may vải. Đồng thời, lớp chỉ này sẽ tự động tan khi tấm lạng được ép nhiệt.
+ Cách thứ 2: May bằng băng keo. Đó là cách sử dụng 1 dạng băng keo đặc biệt sẽ tan khi gia nhiệt. Lớp băng keo này được dán lên 2 tấm lạng đặt sát nhau giống như việc chúng ta dán băng dích lên nắp vỏ hộp giấy vậy.
+ Cách thứ 3: may ghép trực tiếp lên cốt ván bằng chính keo để dán lớp veneer lên cốt ván.
Bước 8: Dán tấm lạng sau khi may đủ khổ lên cốt ván. Có rất nhiều cốt ván để dán veneer lên đó như: MFD, Okan, Plywood, HDF, ván finger (ván ghép thanh)… và kể cả dán lên tấm gỗ tự nhiên. Việc dán tấm veneer lên cốt có thể sử dụng bằng máy ép nóng hoặc ép nguội tùy thuộc vào loại keo, thời gian ép, loại ván…
Bước 9: Làm nhẵn bề mặt. Tấm lạng sau khi được ép lên cốt gỗ, phải được cho qua máy nhám thùng để làm nhẵn bê mặt và loại bỏ lớp keo may. Tìm lỗi và xử lý của sản phẩm để tạo được tấm ván phủ veneer chất lượng nhất.
Trên đây là 9 bươc cơ bản của quá trình sản xuất vật liệu veneer, chúng tôi hi vọng bài viết trên mang lại hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: