Tổng quan chung về ván dăm, gỗ dăm
1. Ván dăm là gì ?
Ván dăm, gỗ dăm (hay còn gọi là ván Okal) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần là các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
2. Lịch sử hình thành & phát triển của ván gỗ dăm
Lịch sử hình thành và phát triển của ván gỗ dăm (Gỗ Okal) còn khá non trẻ. Có nguồn gốc xuất xứ từ Đức. Vào năm 1932, trong một nhà máy tại Bremen – Đức, Himmelheber – một nhà phát minh đồng thời là một phi công lái máy bay chiến đấu của Không Quân Đức đã phát minh ra ván dăm. Những tấm ván dăm đầu tiên được làm từ vụn gỗ, vỏ bào, mùn cưa và được kết dính bởi một loại keo đặc biệt.
Tuy nhiên, mãi tới sau năm 1945, ngành công nghiệp ván gỗ dăm mới bắt đầu phát triển.
Ngành công nghiệp này được hình thành đầu tiên tại Đức, sau đó lan ra Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Áo, Italia và Phần Lan. Châu Âu chiếm tới hơn hai phần ba tổng sản lượng ván dăm trên toàn thế giới.
3. Thành phần cấu tạo ván dăm (gỗ dăm)
Thông thường, thành phần của ván dăm bao gồm khoảng 80% gỗ, 9 – 10% keo Urea Formaldehyde (UF), 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Để tăng cường khả năng chống ẩm cho ván thì Melamine thường được thêm vào keo UF (còn gọi là keo MUF – Urea Formaldehyde biến tính bằng Melamine). Để tăng cường khả năng chống cháy cho ván thì thạch cao và xi măng đôi khi được dùng làm chất kết dính.
Nguyên liệu sản xuất thường là các loại gỗ như bạch đàn, keo hay cao su hoặc phế liệu gỗ trong quá trình chế biến (bìa bắp, phoi bào, mùn cưa…). Bên cạnh gỗ còn có thể sử dụng các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo có chứa Lignin và Cellulose, chẳng hạn như rơm rạ, bã mía, thân cây bông, cây lanh hay cây gai dầu.
4. Tính chất vật lý và đặc điểm chung
Thông thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
Ván dăm được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
Ván dăm không có mùi.
Ván dăm có tỷ trọng trung bình từ 650 – 750 kg/m3 .
Các khổ ván dăm thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Các độ dày thông dụng của ván dăm: 17, 18, 25 (mm).
5. Sản xuất gỗ ván dăm
Các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Quy trình sản xuất ván dăm:
- Trước tiên, gỗ được băm thành các dăm nhỏ.
- Sau đó, dăm gỗ được sấy ở nhiệt độ quy định.
- Tiếp theo, dăm gỗ được sàng và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau.
- Các dăm gỗ này được trộn lẫn với các chất kết dính và sau đó được chuyển sang công đoạn tạo hình.
- Các tấm ván được tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ.
- Sau khi được tạo hình, ván được ép sơ bộ và được cắt theo độ dài tiêu chuẩn.
- Công đoạn tiếp theo là ép nóng – Ván được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
- Sau đó, ván được xén cạnh để loại bỏ các lỗi cạnh.
- Công đoạn cuối cùng là mài nhẵn bề mặt và kiểm định chất lượng bề mặt ván.
6. Ưu điểm của ván dăm (gỗ dăm)
- So với ván MDF hay ván dán có giá thành thấp hơn.
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.
- Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
- Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.
7. Nhược điểm
- So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván dăm kém hơn.
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi cắt tấm ván, các cạnh cắt thường bị mẻ.
- Tuổi thọ của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các loại ván công nghiệp khác.
8. Báo giá ván dăm (gỗ dăm)
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin về giá ván dăm (gỗ dăm) thì hãy liên hệ ngay với Gỗ Minh Long để nhận được báo giá ván dăm, gỗ dăm mới nhất 2019 được cập nhật liên tục.
9. Ứng dụng của ván dăm (gỗ dăm)
Ván dăm thường tiếp tục được phủ các bề mặt trang trí để ứng dụng làm nội thất văn phòng như bàn ghế, tủ, làm vách ngăn…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: