Veneer là một trong những lớp phủ cốt gỗ công nghiệp được ưa chuộng và có tín ứng dụng cao trên thị trường nội thất. Để biết Veneer là gì? Tại sao lớp phủ này lại được dùng nhiều đến vậy hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Lớp phủ bề mặt Veneer là gì?
Veneer là lớp gỗ được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, độ dày của lớp phủ nhỏ hơn 1mm, phổ biến là 0.6mm. Độ rộng của lớp phủ phụ thuộc vào gỗ lạng, trung bình khoảng 180 – 240mm.
Bề mặt Veneer được khai thác từ gỗ tự nhiên. Sau khi khai thác gỗ tự nhiên, nó sẽ được cắt theo kích thước tiêu chuẩn, bóc ly tâm với độ dày mỏng rồi được phơi và sấy khô ở độ ẩm tiêu chuẩn để tạo Veneer.
Veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên
Khi đã có được bề mặt Veneer người ta sẽ phủ chúng lên cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF,… bằng keo chuyên dụng hay còn được gọi là gỗ công nghiệp phủ Veneer. Vì được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, sồi, xoan đào,… nên lớp phủ Veneer giữ được màu sắc của vân gỗ tự nhiên, mang vẻ đẹp sang trọng nhưng gần gũi nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Cách để tạo ra lớp phủ bề mặt Veneer
Để tạo ra lớp phủ Veneer đạt chuẩn sẽ có 5 cách để lạng gỗ. Mỗi kiểu sẽ tạo màu sắc, vân gỗ khác nhau và tạo ra đặc trưng cũng như sự đa dạng của tấm Veneer.
5 cách lạng gỗ Veneer thường được sử dụng:
- Bóc lệch tâm;
- Bóc khối phần tư;
- Bóc tròn;
- Lạng cắt phẳng;
- Lạng cắt khối phần tư bán xuyên tâm;
Các loại gỗ được dùng nhiều để làm bề mặt Veneer
Vì được lạng từ gỗ cây tự nhiên nên bề mặt Veneer đa dạng chủng loại, màu sắc. Dưới đây là những cây gỗ tự nhiên được dùng để làm bề mặt Veneer:
Bề mặt Veneer sồi
Gỗ sồi là loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm VII trong bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Dòng gỗ này mềm, dễ thi công uốn cong, chống va đập tốt. Khi được lạng thành tấm Veneer chất lượng của gỗ sồi giảm, cụ thể là mất đi độ chắc chắn, bị biến dạng khi phơi và sấy khô. Chính vì sản xuất khó nên Veneer sồi thường có giá thành cao.
Bề mặt Veneer gỗ óc chó
Veneer óc chó được lạng từ thân cây gỗ óc chó cho kích thước 3 ly rồi được dán lên cốt gỗ MDF, MFC,… với chất lượng và độ bền vượt trội. Veneer óc chó màu sắc đẹp, sẫm với đường vân gỗ đẹp tạo nên sản phẩm nội thất văn phòng sang trọng.
Nội thất làm từ gỗ công nghiệp phủ Veneer óc chó sang trọng
Bề mặt Veneer gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào có màu vàng nhạt đến trắng, thân gỗ to, thẳng và mặt gỗ đồng đều tạo nên tấm Veneer độ hoàn thiện cao. Màu sắc lớp Veneer xoan đao đẹp, bền bỉ và dễ nhuộm và đánh bóng cũng như ít bị biến dạng sau khi sấy. Vì những ưu điểm nổi bật này, các sản phẩm nội thất làm từ Veneer xoan đào được nhiều người lựa chọn.
Bề mặt Veneer gỗ căm xe
Gỗ căm xe được sử dụng nhiều để tạo ra bề mặt Veneer nhờ đặc tính chắc và cứng. Đặc biệt, gỗ căm xe có giác và lõi khác màu, dễ phân biệt. Cụ thể giác gỗ màu trắng, vàng nhạt còn lõi màu đỏ thẫm, vân và thớ gỗ mịn. Vì thế, lớp phủ Veneer gỗ căm xe màu sắc đẹp, rất dễ nhận biết so với các tấm Veneer khác.
Bề mặt Veneer gỗ Ash
Veneer lạng từ gỗ Ash có màu sắc dịu nhạt, chất mịn. Vì thế gỗ công nghiệp phủ Veneer gỗ Ash rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất.
Phân loại Veneer dựa vào cốt gỗ và ứng dụng
Bề mặt Veneer chỉ phù hợp với một vài dòng cốt gỗ công nghiệp, cụ thể là cốt gỗ MDF, HDF và Composite. Đây cũng là đặc tính để phân loại Veneer.
Gỗ MDF phủ Veneer
Cốt gỗ công nghiệp MDF là cốt gỗ ván sợi, gồm 2 loại là gỗ thường lõi vàng và loại chống ẩm lõi xanh. Gỗ MDF được tạo từ bột gỗ tự nhiên trộn keo và ép ở áp suất cao.
Tấm phủ Veneer được xử lý và dán trên cốt gỗ MDF bằng keo chuyên dụng. Tấm gỗ MDF phủ Veneer chống co ngót, cong vênh, bề mặt láng, ít bị mối mọt và có giá thành phải chăng.
Gỗ MDF phủ Veneer được dùng nhiều để sản xuất nội thất như bàn làm việc, tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ,…và thi công nội thất theo phong cách hiện đại.
Gỗ HDF phủ Veneer
Cho những ai chưa biết, HDF là cốt gỗ công nghiệp được tạo nên từ bột gỗ tự nhiên ngắn ngày và được trộn với keo, ép nén ở áp suất lớn. Khi kết hợp với lớp phủ Veneer bên ngoài, gỗ công nghiệp HDF là vật liệu màu sắc đẹp, vân gỗ ấn tượng. Ưu điểm của dòng gỗ HDF phủ Veneer là bền bỉ, chắc chắn, chống ẩm và mối mọt tốt.
Gỗ HDF phủ Veneer có tính ứng dụng cao, được dùng làm cánh cửa, tủ bếp,…Mặc dù giá thành cao hơn so với các dòng gỗ công nghiệp khác nhưng giá sản phẩm rẻ hơn gỗ tự nhiên mà độ bền và tính thẩm mỹ không hề kém cạnh.
Gỗ HDF phủ Veneer dùng làm cửa, tủ bếp,…
Gỗ Composite phủ Veneer
Gỗ Composite rất đặc biệt vì nó là vật liệu giả gỗ. Thành phần chính của gỗ Composite là bột gỗ và nhựa được trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp và kết dính bằng các chất phụ gia.
Gỗ Composite phủ Veneer có độ bền cao, đa dạng màu sắc, chịu nước tốt,… nên rất được ưa chuộng hiện nay. Sàn gỗ ngoài trời, lam chắn nắng, lam trang trí,… đều được làm từ gỗ Composite phủ Veneer.
Ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
Gỗ Veneer sử dụng trong thi công nội thất đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Nội thất gia công từ gỗ Veneer bề mặt đẹp, vân gỗ khác biệt tạo điểm nhấn ấn tượng cho nơi bài trí.
- Độ bền sử dụng lớn nhờ đặc tính vượt trội như khả năng chống cong vênh, mối mọt, bền màu, ít bị trầy xước,…
- Đa dạng dòng gỗ Veneer, phù hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau.
- Bề mặt có thể uốn cong, dễ dàng gia công đồ nội thất thiết kế phức tạp.
- Có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc,… tạo sự khác biệt, hiện đại.
- Ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất đồ gỗ như bàn ghế, bàn làm việc, giường, tủ, kệ bếp, kệ trang trí,…
- Thi công nhanh chóng, giá thành phải chăng.
Gỗ Veneer tính ứng dụng cao, bề mặt vân gỗ đẹp
Nhược điểm
- Khả năng chịu nước của gỗ Veneer kém.
- Dễ bị mục, ẩm mốc trong thời tiết nồm ẩm kéo dài hoặc bị biến dạng do va đập mạnh.
- Dễ hư hỏng, rạn nứt trong trường hợp di chuyển đồ vật nhiều.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về bề mặt Veneer mà bài viết tổng hợp được. Gỗ Veneer có tính ứng dụng cao, màu sắc đa dạng với nhiều đường vân đẹp tạo nên sản phẩm nội thất đẹp, sang trọng nên được nhiều người sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: