Gỗ Thông nàng là gỗ gì? Đặc điểm nhận dạng và ứng dụng trong thực tế

Gỗ Thông nàng còn có tên gọi khác là gỗ Bạch Tùng, được xếp vào nhóm gỗ IV theo tiêu chuẩn phân loại gỗ của Việt Nam. Để biết gỗ Thông là gỗ gì? Đặc điểm nhận dạng trong tự nhiên và ứng dụng của gỗ này hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Giới thiệu gỗ thông nàng

Gỗ Thông nàng còn có tên gọi khác là Bạch tùng, Thông lông gà, Thông tre. Tên khoa học của nó là Dacrycarpus imbricatus (Blume) D.Laub. Hiện nay, gỗ Thông nàng được xếp vào gỗ nhóm IV, nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền và dễ gia công.

Gỗ Thông nàng còn có tên gọi là cây Bạch tùng

Gỗ Thông nàng còn có tên gọi là cây Bạch tùng

Đặc điểm nhận dạng cây Thông nàng trong tự nhiên

Thông nàng là cây thân gỗ có kích thước lớn, thân tròn đều, nhựa cây màu đỏ vị hơi chát nhạt, dáng thân thẳng, mọc thẳng đứng. Cây trưởng thành cao đến 35cm, đường kính 40 – 60cm.

Vỏ thân cây màu nâu xám trắng, có đường nứt dọc ở vỏ cây, các đường vân gỗ rõ, đẹp, cành cây thô có màu đỏ cam.

Cụm 5 lá kim dài 10 – 12cm, buông rủ xuống. Đây là đặc điểm nhận dạng của cây trong tự nhiên. Trên cây non, lá mọc xếp thành hai dãy như lông chim, dài 1cm; trên cây già lá hình vảy nhỏ, đầu nhọn. Tán lá rậm, màu xanh đậm

Quả của Thông nàng chứa nhiều hạt lớn, kích thước trung  bình 0.5cm – 1cm. Nón cái hình trứng viên chùy, mọc riêng lẻ từng đôi ở đầu cành dài 7 – 9cm, đường kính 6cm, thường trụ xuống. Nón đực mọc ở nách lá.

Vẩy quả năm thứ 2 có mắt vảy hơi dài, phần rốn hơi lồi, một số quả có gai nhọn chĩa ra, có 2 đường gờ nổi ngang lên và dọc đi ngang qua giữa mặt vảy.

Hạt chín sau 2 năm, hạt quả hình trứng, dài khoảng 0.6cm, bóng.

Nhận dạng gỗ Thông nàng tự nhiên qua đặc điểm hình thái

Nhận dạng gỗ Thông nàng tự nhiên qua đặc điểm hình thái

Phân bố trong tự nhiên

Cây Thông nàng mọc nhiều ở rừng nhiệt đới ẩm, phân bổ ở các độ cao 300 – 2400m. Thông nàng phân bố rải rác ở một số nơi như Quảng Ninh, Sapa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng,…Ngoài ra, cây con mọc ở một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc.

Gỗ Thông nàng thuộc nhóm mấy? Đặc điểm của gỗ Thông nàng

Gỗ Thông nàng theo bảng phân loại tiêu chuẩn Việt Nam thuộc gỗ nhóm IV. Đây là nhóm gỗ trọng lượng nhẹ, độ bền tự nhiên kém, dễ gia công, thích hợp với các công trình xây dựng không kiên cố, hay được dùng làm ván khuôn, văn phòng phẩm,…

Đặc điểm của gỗ Thông nàng

Gỗ Thông nàng có màu vàng nhạt hay màu nghệ, thớ gỗ mịn, dễ dàng gia công chế biến nên được khai thác nhiều để làm gỗ xây dựng, sàn nhà, trần nhà.

Vì thuộc gỗ nhóm IV, nhóm gỗ độ bền tương đối nhưng đẹp, hiếm nên vẫn được ưa chuộng nhiều.

Gỗ Thông nàng có tốt không? Ứng dụng

Gỗ Thông nàng không phải là loại gỗ bền, chất lượng ổn định nhưng tính thẩm mỹ cao, vân gỗ đẹp và hiếm nên vẫn được thị trường ưa chuộng. Với những ai không quá yêu cầu cao về độ bền chắc, chú trọng hình thức thì gỗ Thông nàng là chọn lựa tối ưu.

Ứng dụng gỗ Thông nàng được dùng rộng rãi để làm ván sàn, đóng tủ giày dép, kệ tivi, sản phẩm nội thất hiện đại không đòi hỏi quá nhiều sự kiên cố.

Tủ giày dép được làm từ gỗ Thông nàng

Tủ giày dép được làm từ gỗ Thông nàng

Tham khảo giá bán gỗ Thông nàng

Giá bán gỗ Thông nàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:

  • Tuổi gỗ;
  • Gỗ to hay gỗ nhỏ;
  • Gỗ tròn hay gỗ xẻ;
  • Xuất xứ của gỗ;
  • Đơn vị cung cấp;

Giá bán gỗ Thông nàng tham khảo trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 3 triệu – 4,5 triệu đồng/m3. Lưu ý giá bán này sẽ thay đổi tùy theo độ khan hiếm của gỗ và biến động của tỷ giá thị trường.

Nội dung bài viết trên vừa chia sẻ với khách hàng về gỗ Thông nàng, loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm IV. Tuy độ bền không cao nhưng vân gỗ đẹp nên gỗ Thông nàng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Mong rằng thông tin chia sẻ từ bài viết là hữu ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *