Gỗ bằng lăng cườm là loại gỗ nhóm I, cứng và nặng, có khả năng chống nước và chịu mối mọt tốt. Vì vậy loại gỗ này rất được ưa chuộng và có tính ứng dụng rộng rãi. Không chỉ trong ngành sản xuất nội thất văn phòng mà cả vật liệu xây dựng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ bằng lăng cườm, ưu – nhược điểm cũng như cập nhật giá bán mới nhất.
Tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm là gì?
Bằng lăng cườm tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre et Lann (Lagerstroemia calyculata Kurz), còn được gọi bằng những cái tên khác như Bằng lăng lá hẹp, Bằng lăng ổi; thuộc bộ Sim, họ Bằng lăng. Gỗ Bằng Lăng Cườm được xếp vào gỗ nhóm I trong bảng phân loại 8 nhóm gỗ tại Việt Nam và được phép khai thác.
Gỗ bằng lăng cườm thích hợp với khí hậu miền Trung – Tây Nguyên
Cây Bằng Lăng Cườm xuất xứ từ vùng Đông Dương, sinh trưởng trên đất ẩm nơi rừng núi. Ở nước ta, cây thường gặp ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế,…và nhiều tỉnh Nam Bộ.
Đặc điểm hình dáng cây
Bằng Lăng Cườm là cây gỗ lớn, phần gốc và thân cây ít có múi. Vỏ cây màu nâu xám vàng, nứt dọc đều và bong mảng mỏng. Sau khi bong để lại lớp vỏ nhẫn có màu xám vàng, sau dày lên lại bị bong và nứt dọc.
Cành cây nhỏ và mảnh. Lá đơn mọc cân đối, hình trái xoan dài, kích thước 7-14 x 2,5-5cm. Hoa nhỏ, cuống hoa có nhiều lông mịn, tràng hoa 6 cánh màu tím, đỉnh tròn. Bằng Lăng Cườm rụng lá vào mùa khô, ra hoa tháng 6 – 7, ra quả vào tháng 3 – 4 năm sau.
Mô tả gỗ Bằng Lăng Cườm
Gỗ Bằng Lăng Cườm có giác gỗ màu trắng, lõi màu vàng xám đến hơi nâu. Tia gỗ nhỏ, mật độ cao. Trên các mặt cắt rất khó nhận biết vòng năm. Loại gỗ này cứng và nặng, tỷ trọng 0,9 (15% nước).
Phân biệt gỗ Bằng Lăng Cườm với các loại gỗ bằng lăng khác
Nhắc đến Bằng Lăng Cườm chắc hẳn nhiều người băn khoăn đó có phải là cây bằng lăng hoa tím, thường gặp ở các đô thị hay không. Họ Bằng lăng có nhiều loại, ngoài bằng lăng cườm còn có bằng lăng nước, sừng, xẻ,…Mỗi loài có những đặc tính và sinh trưởng khác nhau.
- Bằng lăng nước: tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, có hoa màu tím hoặc hồng đỏ
- Bằng lăng xẻ: tên khoa học Lagerstroemia indica, còn được gọi là bá tử kinh, bách nhật hồng. Cây có bụi cao từ 3 – 5m, hoa có nhiều màu: trắng/hồng/tím.
- Bằng lăng nhiều hoa: tên khoa học Lagerstroemia floribunda, cây cao tới 15m, hoa mọc thành cụm, màu trắng, tím đan xen.
Đánh giá gỗ Bằng Lăng Cườm có tốt không?
Ưu điểm
- Gỗ bằng lăng cườm cứng và nặng, chịu được lực tác động lớn mà ít bị cong vênh hay nứt gãy.
- Khả năng chống chịu mối mọt vô cùng tốt, đồng thời cũng có khả năng không thấm nước
- Dễ cưa xẻ
- Vân gỗ đẹp và mang những đường nét đặc trưng riêng chỉ có ở gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm có khả năng chống mối mọt tốt
Nhược điểm
- Gỗ kém bền trong điều kiện ngoài trời
- Gia công khó do gỗ cứng và nặng, việc vận chuyển, chế tác cũng gặp nhiều khó khăn. Nhược điểm này xuất phát từ chính ưu điểm của gỗ, tuy nhiên không phải là vấn đề quá lớn
Từ những ưu điểm trên, gỗ bằng lăng cườm được đánh giá là loại gỗ quý và có giá trị cao.
Gỗ bằng lăng cườm được ứng dụng làm gì?
Gỗ Bằng lăng cườm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay và có được sử dụng rộng rãi. Gỗ được dùng để chế tác các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp như trạm trổ, khắc tượng, tiện lục bình, đóng bàn ghế,…
Gỗ bằng lăng cườm có nhiều ứng dụng trong nội thất
Cập nhật giá bán gỗ Bằng lăng cườm hiện nay
Hiện nay, gỗ bằng lăng cườm nguyên liệu tại Việt Nam đang có giá khoảng từ 14tr – 20tr/m3. Các sản phẩm làm từ gỗ bằng lăng cườm có giá dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu tùy từng loại sản phẩm, kích thước và hình dáng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về gỗ Bằng Lăng Cườm – gỗ nhóm I. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp quý vị có thể tham khảo để lựa chọn loại gỗ phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: