Tất tần tật những thông tin cần biết về gỗ công nghiệp Plywood   

Có nhiều dòng gỗ công nghiệp được sử dụng trong sản xuất nội thất hiện nay với độ bền và chất lượng vượt trội, tính thẩm mỹ cao. Bài viết dưới đây xin chia sẻ về dòng gỗ công nghiệp Plywood hay còn được gọi là gỗ dán, ván ép qua nội dung dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Thế nào là gỗ công nghiệp Plywood?

Gỗ Plywood (ván ép, gỗ dán) là loại gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng    cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng của đường vân gỗ. Các lớp gỗ được dán với nhau bằng loại keo Phenol hoặc Formaldehyde, sau đó, chúng được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ Plywood.

Gỗ Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng ép chặt bằng keo Phenol/Formaldehyde

Gỗ Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng ép chặt bằng keo Phenol/Formaldehyde

Cấu tạo ván ép Plywood

Đúng như tên gọi, gỗ Plywood được tạo ra từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lát mỏng khoảng 1mm ghép lại với nhau theo chiều sole của các vân gỗ. Các lớp ván được liên kết chặt với nhau bằng keo Phenol Formaldehyde (PF) hoặc keo Urea Formaldehyde.

Độ dày của tấm gỗ dán Plywood đa dạng, khoảng 3mm, 5mm, 7mm, 9mm, 11mm, 13mm, 15mm,… hoặc có thể dày theo tùy thuộc nhu cầu khách hàng. Các lát gỗ tự nhiên mỏng để làm gỗ dán là gỗ thông, gỗ bạch dương, keo, bạch đàn,…

Bề mặt của ván ép công nghiệp Plywood được phủ một lớp trang trí vân gỗ, vừa tạo thẩm mỹ, vừa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Kích thước tấm gỗ Plywood đa dạng, có thể sản xuất theo yêu cầu

Kích thước tấm gỗ Plywood đa dạng, có thể sản xuất theo yêu cầu

Chi tiết quy trình sản xuất ván ép công nghiệp Plywood

Gỗ Plywood được sản xuất theo một quy trình khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật. Một tấm ván ép được tạo ra theo các bước dưới đây:

  • Bước 1. Sau khi khai thác, gỗ được cắt theo quy định để đảm bảo độ mịn và tính đồng nhất. Các khúc gỗ được bóc tách thành từng lớp mỏng.
  • Bước 2. Các lớp mỏng của gỗ có kích thước 8 x 2 feed, lớp lõi mỏng hơn có kích thước 4 x 2 feed. Tính đàn hồi của gỗ được kiểm tra bằng máy chuyên dụng.
  • Bước 3. Các lớp gỗ được sấy khô bằng công nghệ hiện đại, độ ẩm lý tưởng của gỗ là 7% hoặc dao động từ 6 – 8%.
  • Bước 4. Sau khi đã có được những lớp gỗ mỏng sấy ở độ ẩm hoàn hảo, chúng sẽ được phun keo và ép sơ bằng máy để bước đầu cố định và tạo ra ván ép như mong muốn.
  • Bước 5. Gỗ sau khi được ép sơ sẽ được đưa vào dây chuyền để ép ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn nhằm đảm bảo độ kết dính chắc chắn. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất ván ép.
  • Bước 6. Sau đó, gỗ ép được cắt thành các tấm hình chữ nhật, bề mặt gỗ được xử lý để tạo độ láng mịn và tính đồng nhất.

Phân loại ván ép công nghiệp Plywood

Ván ép công nghiệp được tạo thành từ 3 nguyên liệu chính là gỗ, keo và vật liệu phủ bề mặt. Dựa vào 3 nguyên liệu này chúng ta có 3 cách phân loại gỗ Plywood khác nhau:

Phân loại theo gỗ

  • Plywood mềm: Nguyên liệu gỗ dùng để sản xuất là những loại cây tự nhiên cho gỗ mềm như gỗ thông, cao su, tuyết tùng, cây gõ đỏ, cây vân sam,…
  • Plywood cứng: Ngược lại với Plywood mềm, Plywood cứng được lấy từ các loại gỗ tự nhiên cứng như gỗ sồi, gỗ gụ, gỗ óc chó, bạch dương, tần bì, gỗ phong,…
  • Plywood khác: Đó là dòng gỗ Plywood có bổ sung thêm một số chất khác để gia tăng tính chống ẩm, chống cháy, tạo màu sắc mong muốn.

Phân loại theo keo dán

Những tấm ván mỏng được liên kết với nhau bằng 1 trong 2 loại keo chuyên dụng là Phenol hoặc Formaldehyde. Hai loại keo này cũng làm thay đổi chất lượng của gỗ ép Plywood:

  • Keo Phenol: Loại keo tạo phẳng, tăng độ cứng và khả năng chống ẩm, chịu nước cho gỗ Plywood.
  • Urea Formaldehyde: Tăng khả năng chống cong vênh, co ngót và chống biến dạng cho sản phẩm. Mặc dù tăng độ bền cho gỗ Plywood những keo Urea Formaldehyde không được khuyến khích dùng vì đây là chất gây ung thư.

Phân loại theo bề mặt phủ

Chọn vật liệu phủ cho bề mặt gỗ Plywood khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tính chất của dòng gỗ công nghiệp này. Người ta thường dùng 3 loại bề mặt phủ sau đây:

  • Gỗ Veneer: là những lát gỗ tự nhiên siêu mỏng được bóc tách từ các cây gỗ chất lượng như Sồi, Óc Chó, Tần Bì, Giáng Hương,…Lớp phủ này giúp gỗ Plywood có bề mặt giống gỗ tự nhiên nhưng hạn chế là Veneer chịu nước kém, dễ bị bong tróc ở môi trường độ ẩm cao. Veneer cũng dễ bị trầy xước bề mặt.
  • Gỗ Laminate: Đây là vật liệu phủ bề mặt chất lượng cao nhất. Tấm ván ép phủ Laminate có thể chống trầy xước, va đập, chống nước tốt. Vì thế, giá thành của sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
  • Gỗ Melamine: Lớp phủ melamine cũng được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng so với Laminate chất lượng kém hơn. Cũng vì thế, giá thành của sản phẩm rẻ hơn gỗ ép Laminate và chất lượng tốt hơn gỗ ép phủ Veneer.

Gỗ Plywood phủ melamine được dùng phổ biến trong sản xuất nội thất

Gỗ Plywood phủ melamine được dùng phổ biến trong sản xuất nội thất

Những ưu – nhược điểm của ván ép công nghiệp Plywood

Khi nguồn nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt, sử dụng gỗ công nghiệp là giải pháp thay thế hoàn hảo. Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của gỗ Plywood:

Ưu điểm

  • Độ cứng và độ bền cơ lý cao nhờ đó những sản phẩm được tạo ra từ chất liệu Plywood có khả năng chống cong vênh tốt.
  • Trong môi trường thoáng khí, khả năng chịu nước và độ ẩm cao. Plywood có thể ngâm trong nước mà không cần thêm bất kỳ chất phụ gia nào.
  • Dễ dàng thi công, lắp ráp, khả năng bắt vít và bám keo tốt.
  • Dễ dàng uốn cong tấm ván ép, bề mặt mịn màng nên xử lý nguội nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Vật liệu đòi hỏi quá trình gia công và xử lý nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nếu không đảm bảo ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề và bị tách lớp ở môi trường độ ẩm cao.
  • Chống mối mọt thấp nên cần được xử lý tốt trong công đoạn ép ván.
  • Màu sắc không đồng nhất như các loại ván công nghiệp MFC, MDF,..
  • Giá thành cao so với các loại gỗ công nghiệp khác.

Ứng dụng của gỗ công nghiệp Plywood trong thiết kế nội thất

Nhờ kết cấu dẻo dai cùng đặc tính chống thấm nước, cứng so với các dòng gỗ công nghiệp khác nên Plywood có nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất. Vật liệu này phù hợp với các hạng mục nội thất sau đây:

  • Dùng trong thiết kế sản phẩm có khả năng chịu lực và độ ổn định kích thước cao, chẳng hạn như làm sàn gỗ, trần nhà, ốp tường, vách ngăn phòng,…
  • Thiết kế đồ nội thất gia đình như sofa, giường, kệ tivi, bàn ghế, giá sách,…

Tổng kết

Gỗ Plywood đang dần là giải pháp thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên, phục vụ thị trường sản xuất đồ nội thất hiện nay. Những mẫu nội thất được sản xuất từ ván ép chất lượng cao, bền đẹp, an toàn và thân thiện với người dùng, môi trường.

Trên đây là thông tin chia sẻ về gỗ Plywood và tất tần tật những thông tin liên quan. Mong rằng bạn đọc sẽ hiểu thêm về dòng gỗ công nghiệp này để có sự chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng, tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *