Ván gỗ công nghiệp HDF có đặc tính vượt trội nên được ưa chuộng trong sản xuất nội thất văn phòng. Không chỉ vậy, sử dụng đồ nội thất làm từ ván gỗ công nghiệp thẩm mỹ, độ bền vượt trội, chất lượng ổn định, đáp ứng được yêu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại. Tìm hiểu về gỗ HDF và ứng dụng thực tế của nó qua nội dung dưới đây.
Tìm hiểu về ván gỗ công nghiệp HDF
HDF (High Density Fiberboard) là gỗ sợi mật độ cao, lên đến 85% gỗ tự nhiên. Thành phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Dòng gỗ này có màu vàng đậm với bề mặt nhẵn mịn.
Ván gỗ công nghiệp HDF được cấu thành từ 80 – 85% gỗ tự nhiên
Quy trình sản xuất gỗ HDF như sau:
- Gỗ tự nhiên được xử lý và nghiền nhỏ thành dạng sợi bột nhỏ rồi được luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao, từ 1000 – 2000 độ C để loại bỏ hoàn toàn nhựa và sấy khô.
- Sau đó, bột gỗ được trộn với chất phụ gia nhằm mục đích tăng độ cứng, chống mối mọt rồi được ép dưới áp lực cao tạo thành gỗ HDF.
- Cốt gỗ HDF tiếp tục được đưa vào dây chuyền để cắt thành các tấm có kích thước chuẩn đồng đều nhau.
- Cuối cùng phủ cốt gỗ bề mặt (Veneer, Melamine, Acrylic, Laminate,…) để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất.
Phân loại ván gỗ HDF
Theo mục đích và nhu cầu của người dùng, gỗ HDF có đa dạng loại khác nhau để phục vụ thị trường. Hiện nay, HDF có 3 loại chính là:
- HDF chống ẩm (Lõi vàng);
- HDF siêu chống ẩm (Lõi xanh);
- HDF chống cháy (lõi đen, đỏ);
Ưu điểm nổi bật của ván gỗ công nghiệp HDF
Ván gỗ công nghiệp HDF có những ưu điểm nổi bật phải kể đến đó là:
- Khả năng cách âm, cách nhiệt cực kỳ tốt nên dùng nhiều trong nội thất phòng học, gia đình,…
- Đa dạng về màu sắc, kiểu vân gỗ mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Bề mặt nhẵn mịn, đồng nhất với độ bền màu cao, dễ dàng thi công.
- Khả năng chống ẩm cực kỳ tốt, dòng lõi xanh có thể chống nước.
- Độ cứng cao đồng thời khả năng chịu lực tốt.
Gỗ HDF có nhiều ưu điểm vượt trội
Ngoài những ưu điểm nổi bật gỗ HDF cũng có hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên phải kể đến là giá thành sản phẩm cao, cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp có mặt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, chúng ta không thể chạm trổ hoa văn trên cốt gỗ HDF.
Một số ứng dụng nổi bật trong thực tế của ván gỗ HDF
Gỗ HDF được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất gia đình, văn phòng với mức giá phù hợp cùng mẫu mã đa dạng, chất lượng ổn định. Sản phẩm làm từ ván gỗ HDF đang là giải pháp thay thế nội thất gỗ tự nhiên.
Với đặc tính riêng, gỗ HDF chủ yếu dùng để sản xuất những sản phẩm như tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo, sàn gỗ, cửa gỗ,…
Ứng dụng của gỗ HDF trong sản xuất tủ bếp
Nhờ đặc tính chống ẩm, kháng nước tốt mà gỗ HDF được dùng làm vật liệu để sản xuất nội thất bếp. Những sản phẩm như tủ bếp, bàn bếp làm từ gỗ HDF lõi xanh siêu chống ẩm có độ bền vượt trội, thẩm mỹ kiến tạo nên không gian bếp hiện đại, sang trọng.
Ứng dụng gỗ HDF sản xuất tủ quần áo
Nhờ độ bền, độ cứng vượt trội và thẩm mỹ người ta còn sử dụng gỗ HDF để sản xuất tủ quần áo dùng trong gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu, kiến trúc gia đình mà chọn loại tủ quần áo màu sắc cho phù hợp.
Tủ quần áo gỗ HDF thiết kế hiện đại, tạo không gian sống ấn tượng
Ứng dụng gỗ HDF làm ván sàn
Gỗ HDF cấu tạo từ 80 – 85% gỗ tự nhiên trộn với chất phụ gia và được ép ở mật độ cao có độ cứng và độ chắc chắn cao, an toàn cho người dùng. Vì thế, dùng gỗ HDF để làm ván sàn được ưu tiên hơn so với gỗ MDF, nó cứng chắc, ít thấm nước tăng độ bền sử dụng, không bị bong dù dùng trong thời gian dài.
Ứng dụng gỗ HDF sản xuất cửa ngăn phòng
Gỗ HDF có khả năng cách âm tốt nên được ưu tiên dùng làm vật liệu sản xuất cửa ngăn phòng. Cùng với đặc tính nhẹ, dễ thi công, màu sắc đẹp cửa làm từ gỗ HDF tạo nên không gian hiện đại, sang trọng.
Trên đây là một số thông tin về ván công nghiệp HDF và ứng dụng của nó trong thực tế. Với những kiến thức tổng hợp được từ bài viết mong rằng khách hàng sẽ hiểu hơn về dòng vật liệu này và chọn được nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: