So sánh Gỗ HDF và Plywood có những ưu, nhược điểm gì?

Gỗ HDF và gỗ Plywood là hai loại ván ép công nghiệp cao cấp và được ưa chuộng trong tái chế đồ nội thất. Nó đang dần chiếm lĩnh thị trường và dần thay thế các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên. Vậy hai loại ván gỗ này có những ưu điểm gì nổi bật mà lại được yêu thích đến vậy? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ so sánh chi tiết gỗ HDF và Plywood dựa trên 5 tiêu chí để quý vị hiểu rõ chúng có những ưu, nhược điểm gì.

Gỗ HDF và Plywood là gỗ gì?

Gỗ HDF và Plywood có gì khác nhau?

Gỗ HDF và Plywood có gì khác nhau?

Thông tin/Loại gỗGỗ HDFGỗ Plywood (ván ép)
Khái niệm– Gỗ HDF là tên viết tắt của High Density Fiberboard, một loại cốt gỗ công nghiệp được tạo thành bởi 85% bột sợi gỗ lấy từ các loại gỗ rừng ngắn ngày. Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ trải qua quá trình sấy khô từ 1000 – 2000 độ C, sau đó nghiền thành bột gỗ nhỏ. Bột gỗ tiếp tục được trộn với keo, chất phụ gia để tăng độ cứng và khả năng kết dính. Cuối cùng được nén, ép dưới nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn tạo thành ván gỗ có kích thước lớn.

– Gỗ HDF là loại cốt gỗ có độ bền và độ cứng cao, đạt tiêu chuẩn E1 châu Âu.

– Gỗ HDF có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người.

– Gỗ Plywood còn được gọi với cái tên khác là ván ép, ván dán. Nó được tạo nên bởi nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng xếp chồng vuông góc liên tục theo hướng vân gỗ ngang, dọc. Sau đó, người ta sử dụng các loại keo chuyên dụng, ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tăng độ bền và sự liên kết chặt chẽ giữa các lớp gỗ.
Phân loạiGỗ HDF gồm 2 loại:

+ Gỗ HDF chống ẩm (lõi gỗ màu tự nhiên)

+ Gỗ HDF siêu chống ẩm (lõi gỗ màu xanh, đen)

Gỗ Plywood gồm 3 loại là:

+ Ván ép thường

+ Ván ép phủ film

+ Ván ép chống ẩm

Gỗ HDF và Plywood có những ưu, nhược điểm gì?

Dù cả hai đều là những loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất văn phòng, tuy nhiên mỗi loại lại có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Loại gỗ HDF và Plywood có những ưu và nhược điểm nào?

Loại gỗ HDF và Plywood có những ưu và nhược điểm nào?

Phân loạiGỗ HDFGỗ  Plywood
Ưu điểm+ Gỗ HDF chống ẩm, chống trầy xước tốt

+ Độ cứng, độ bền cao, chịu được tải trọng lớn mà không bị cong vênh

+ Dễ bắt ốc vít

+ Gỗ HDF cách âm, cách nhiệt tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong các khách sạn, nhà ở, văn phòng, trường học

+ Bề mặt gỗ mịn, nhẵn bóng và đồng nhất, dễ dàng sơn phủ hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…

+ Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)

+ Gỗ HDF đặc biệt thích hợp làm đồ nội thất trong nhà và ngoài trời. Ví dụ như tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào,…

+ Độ cứng và độ bền cao. Đồ nội thất từ gỗ Plywood có khả năng chống cong vênh cực tốt

+ Dễ bắt vít, khả năng bám keo tốt, thuận lợi cho quá trình thi công và lắp ráp

+ Có khả năng uốn cong

+ Gỗ Plywood đã được chà nhám mịn bề mặt, tiết kiệm được thời gian xử lý nguội

+ Khả năng chịu nước và độ ẩm cao trong điều kiện môi trường thoáng khí.

+ Gỗ Plywood là loại gỗ duy nhất mà có thể ngâm trong môi trường nước mà không cần thêm bất kỳ chất phụ gia nào.

Nhược điểm+ Gỗ HDF khó gọt giũa, không thể tạo hình và uốn cong, chỉ thi công ở dạng phẳng

+ Dễ nhầm lẫn với các loại gỗ công nghiệp khác, điển hình là MDF, khó phân biệt được bằng mắt thường

+ Chỉ có khả năng chịu ẩm chứ không chịu nước

+ Gỗ Plywood chống mối mọt kém, phải xử lý gỗ kỹ trước khi ép

+ Giá cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp thông thường (gỗ MDF, gỗ MFC)

So sánh gỗ HDF và Plywood dựa trên 5 tiêu chí đặc trưng nhất 

Tiêu chí/Loại gỗGỗ HDFGỗ Plywood (ván ép)
Cấu tạo+ Phần lõi: gồm 80 – 85% là bột sợi gỗ tự nhiên. Còn lại là chất phụ gia và chất kết dính chuyên dụng

+ Phần lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine và Acrylic tạo màu sắc, vân gỗ và tăng độ bền cho sản phẩm

+ Phần lõi: được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng kết hợp với keo dính đặc chủng. Số lượng các lớp gỗ theo số lẻ và được ép chặt với nhau dưới áp suất cực lớn

+ Phần bề mặt được phủ thêm Melamine, Laminate, Veneer để tạo tính thẩm mỹ

Độ bền, tuổi thọ+ Gỗ HDF rất bền và chắc do được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2

+ Tuổi thọ trung bình từ 8 – 10 năm ở điều kiện lý tưởng

+ Gỗ có độ bền và độ chịu lực tốt do được ép chặt từ các lát gỗ nhỏ tự nhiên

+ Tuổi thọ khoảng trên 15 năm tùy vào cách sử dụng và bảo quản

Khả năng chống ẩm, chống nước+ Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống ẩm tốt nhất. Nhất là loại gỗ HDF lõi xanh siêu chống ẩm

+ Tuy nhiên gỗ HDF chỉ chống ẩm, không chống nước.

+ Gỗ Plywood có khả năng chống ẩm, chống nước cực tốt

+ Đặc biệt phù hợp trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới

Giá bánKhoảng 420.000đ/tấm (kích thước m22 x 2m44, dày 18mm)Khoảng 600.000đ/tấm (kích thước m22 x 2m44, dày 18mm)
Ứng dụng+ Nội thất nhà ở

+ Nội thất công trình

+ Nội thất văn phòng

+ Nội thất trường học

+ Nội thất nhà ở

+ Nội thất công trình

+ Trang trí nội ngoại thất

Một số sản phẩm nội thất từ gỗ HDF và gỗ Plywood

Như đã nói, gỗ HDF và Plywood là hai loại gỗ công nghiệp có tính ứng dụng rộng rãi và đang dần chiếm lĩnh thị trường. Các sản phẩm nội thất từ gỗ HDF hay gỗ Plywood vô cùng đa dạng và bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.

Một số sản phẩm nội thất gỗ HDF, gỗ Plywood như:

+ Bàn trà, bàn ghế quán ăn, bàn ghế học sinh

+ Kệ tivi, kệ trang trí

+ Giường tủ, tủ bếp, tủ quần áo, tủ giày, tủ đựng hồ sơ

+ Đồ nội thất trang trí

….

Bài viết trên đây đã so sánh gỗ HDF và Plywood, giúp bạn hiểu rõ những ưu, nhược điểm của từng loại. Cả hai đều được đánh giá cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và giá bán bình dân, tuy nhiên còn tồn tại một số điểm hạn chế. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể lựa chọn sử dụng gỗ HDF và gỗ Plywood cho không gian nhà mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *