Phân biệt, so sánh giữa gỗ MDF và HDF

Gỗ MDF và HDF là hai loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản chúng có đặc điểm bề ngoài giống nhau nên  nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, gỗ MDF và HDF khác nhau hoàn toàn về cấu tạo và tính chất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phân biệt giữa gỗ MDF và HDF, so sánh các đặc điểm giống và khác nhau một cách chi tiết nhất. Từ đó quý khách có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất cho sản phẩm đồ nội thất gia đình mình.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Gỗ MDF và HDF là gì?

Khái niệm gỗ MDF

Gỗ MDF có tên khoa học là Medium Density Fiberboard, một loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình và độ nén cao. Gỗ công nghiệp MDF được tạo nên bởi các thành phần cơ bản gồm bột sợi gỗ, chất kết dính, paraffin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.

Gỗ MDF có độ nén cao

Gỗ MDF có độ nén cao

Khái niệm gỗ HDF

Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard, thường được gọi là ván ép HDF. Nó được cấu thành bởi 80 – 85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia nhằm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.

Gỗ công nghiệp HDF đảm bảo chất lượng về độ bền, độ cứng và được đánh giá đạt tiêu chuẩn E1 châu Âu. Sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên thân thiện, an toàn cho sức khỏe.

Phân biệt, so sánh các đặc điểm của gỗ MDF và HDF

Điểm giống nhau giữa gỗ MDF và gỗ HDF

Cả hai đều là loại cốt ván gỗ công nghiệp được sản xuất bởi thành phần chính là bột gỗ tự nhiên. Gỗ MDF và HDF đều có bề mặt nhẵn mịn, các sợi bột gỗ nhỏ và đều. Hình thức bên ngoài của chúng rất giống nhau, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường rất dễ nhầm lẫn.

Gỗ MDF và gỗ HDF đều có quy trình sản xuất như sau:

Khai thác gỗ tự nhiên -> Tập hợp -> Bào nhẵn vỏ -> Nghiền nhỏ -> Rửa sạch -> Sơ chế gỗ -> Trộn chất phụ gia -> Ép sơ lần 1 -> Ép chính dưới nhiệt độ và áp suất cao -> Đánh bóng bề mặt -> Cắt theo kích thước tiêu chuẩn -> Hoàn thiện và đóng gói.

Điểm khác nhau giữa gỗ MDF và gỗ HDF 

2 dòng ván gỗ công nghiệp này có nhiều điểm khác nhau có thể kể tới như thành phần cấu tạo, ưu – nhược điểm, độ bền, giá bán, tính ứng dụng,…Dưới đây là so sánh chi tiết gỗ MDF và HDF dựa trên từng tiêu chí.

Cấu tạo gỗ MDF và HDF 

+ Gỗ công nghiệp MDF: đây là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình, thành phần cấu tạo gồm 75% bột gỗ tự nhiên, 11-14% keo kết dính UF, khoảng 6 – 10% là nước, còn lại dưới 1% là các chất phụ gia khác.

Bột gỗ dùng để sản xuất gỗ MDF thường thô hơn, lượng phụ gia hóa chất nhiều hơn. Khối lượng trung bình của gỗ MDF từ 680kg – 840kg/m3.

+ Gỗ công nghiệp HDF: là loại gỗ ván sợi mật độ cao với thành phần cấu tạo gồm 80 – 85% là bột gỗ tự nhiên, còn lại là keo dính và các chất phụ gia.

Bột gỗ cấu tạo nên gỗ công nghiệp HDF thường mịn hơn, lượng phụ gia và hóa chất ít hơn. Vì thế khối lượng trung bình của gỗ HDF cũng nặng hơn gỗ công nghiệp MDF, khoảng 800kg – 1040kg/m3.

Gỗ MDF và HDF có ưu, nhược điểm gì?

Gỗ MDF và HDF có những ưu điểm nào?

Gỗ MDF và HDF có những ưu điểm nào?

So sánhGỗ MDFGỗ HDF
Ưu điểm+ Ván gỗ MDF không bị co ngót, cong vênh như các loại gỗ tự nhiên

+ Gỗ MDF chống ẩm và chống trầy xước tốt

+ Giá bán thấp hơn nhiều so với gỗ HDF, ván dán hay gỗ tự nhiên

+ Gỗ công nghiệp HDF có độ cứng và độ bền cao hơn. Khả năng chịu va đập tốt hơn gỗ MDF.

+ Ván gỗ HDF không bị co ngót, cong vênh như các loại gỗ tự nhiên

+ Khả năng chịu tải trọng cao hơn gỗ MDF

+ Ván có độ cứng cao nên ít bị mẻ cạnh hơn gỗ MDF

+ Giá bán cao hơn gỗ MDF do mật độ gỗ cao hơn

Nhược điểm+ Khả năng cách nhiệt, cách âm kém hơn ván gỗ HDF

+ Khả năng chịu tải trọng không cao bằng ván gỗ HDF

+  Khả năng chịu nước kém, tuy nhiên có dòng gỗ MDF chống ẩm chuyên dụng

+ Còn hạn chế về độ dày và độ cứng nên dễ bị mẻ cạnh trong quá trình thi công

+ Khả năng chịu nước cao hơn nhưng tải trọng lớn nên mất nhiều công vận chuyển

Độ dày, độ bền của gỗ MDF và HDF
+ Gỗ MDF:

  • Độ dày tiêu chuẩn: 9mm – 12mm – 15mm
  • Kích thước tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm

+ Gỗ HDF:

  • Độ dày tiêu chuẩn: từ 6mm – 24mm
  • Kích thước tiêu chuẩn: 2000mm x 2400mm

Độ dày tiêu chuẩn của các loại cốt gỗ công nghiệp không bao gồm lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt khác nhau, ví dụ như phủ Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic, …thì độ dày ván gỗ cũng khác nhau.

Về độ bền, gỗ HDF có mật độ cao nên độ bền tốt hơn gỗ MDF. Hơn nữa, gỗ HDF cũng cứng hơn, chịu lực và tải trọng tốt hơn so với MDF.

Giá bán gỗ MDF và HDF

Giá thành của hai loại ván gỗ công nghiệp MDF và HDF phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tiên quyết là độ dày của cốt gỗ và chất lượng lớp phủ bề mặt. Về cơ bản, gỗ HDF có giá cao hơn gỗ MDF bởi những ưu điểm, đặc tính đã nêu trên. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện tài chính mà quý khách có thể lựa chọn được loại vật liệu phù hợp nhất.

Tính ứng dụng của gỗ MDF và HDF

Gỗ MDF và HDF là 2 trong 5 loại ván gỗ công nghiệp phổ biến nhất và có tính ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết kế, thi công nội thất và vật liệu xây dựng.

+ Ván gỗ MDF: được ứng dụng trong sản xuất và trang trí đồ nội thất. Thường gặp nhất là bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi…Đặc biệt là ván gỗ MDF chống ẩm giúp gia tăng tuổi thọ của các sản phẩm nội thất.

+ Ván gỗ HDF: do có khả năng chống nước tốt, chịu tải và chịu trầy xước tốt nên ván gỗ HDF ngoài để sản xuất đồ nội thất còn rất được ưa chuộng dùng làm đồ ngoại thất. Ví dụ như ván sàn ngoài trời, tấm ốp cầu thang,…

Tổng kết

Như vậy, gỗ MDF và HDF đều là cốt gỗ công nghiệp có tính ứng dụng đa dạng trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên bởi giá thành rẻ hơn nên khách quan mà nói gỗ MDF vẫn thông dụng hơn. Hy vọng rằng những thông tin so sánh, phân biệt giữa gỗ MDF và HDF sẽ hữu ích với khách hàng trong lựa chọn sản phẩm nội thất gỗ cho gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *