Gỗ Melamine là gì? Đặc điểm của gỗ Melamine
Gỗ Melamine là một loại gỗ công nghiệp bề mặt phủ chất liệu melamine, thường được sử dụng như một vật liệu trong sản xuất nội thất hiện đại.
Là một trong những nguyên liệu thay thế tốt nhất cho gỗ tự nhiên, độ bền và tuổi thọ của gỗ Melamine tương đương với gỗ tự nhiên nhưng về màu sắc hình dạng của gỗ melamine phong phú vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên.
I/ Ván DĂM còn gọi là ván Okal (Particle Board)
– Loại ván này được tạo thành từ các loại gỗ vụn được đưa vào máy băm nhỏ ra thành dăm gỗ rồi gia công ép lại thành tấm có khổ rộng và độ dày khác nhau:
+ Kích thước ván: 1220mm x 2440mm; 1830mm x 2440mm; 1525mm x 2440mm.
+ Độ dày: 9mm – 30mm.
– Bề mặt nhẵn – phẳng – (không bằng ván MDF), dễ gia công.
– Hoàn thiện bằng sơn dầu. Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
– Chịu lực kém hơn hơn ván MDF.
– Độ trương nở trong nước ít hơn ván MDF.
+ Do có nhiều khe hở giữa các dăm gỗ nên khi ngậm nước nước sẽ nằm trong các khe hở đó và không bị nở như ván MDF.
– Hiện nay có loại ván Okal “ruột xanh” được tẩm hóa chất để chịu được ẩm ướt.
– Không thể dùng ngoài trời.
II/ Ván MFC (Melamine Faced Chipboard)
– Khi ván Okal được phủ Melamine lên bề mặt thì gọi là ván MFC (Melamine Faced Chipboard). Melamine gồm 05 lớp: 1 lớp màng phủ bên ngoài (Overlay) + 2 lớp giấy in tạo vân gỗ hoặc hoa văn màu sắc (Decorative Paper) + 3 lớp giấy nền (Kraff Paper) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo.
– Hàng MFC có giá thành rẻ hơn hàng MDF Veneer, hiện nay người ta đã tạo ra được những mẫu MFC có bề mặt và vân gỗ rất giống MDF Veneer, gần như rất khó phân biệt. Do đó quan niệm hàng MFC chỉ dùng cho đồ nội thất văn phòng là không đúng.
– Bề mặt không cần phủ PU hoặc sơn, những loại MFC cao cấp còn có khả năng chống trầy chống cháy.
– Cạnh của loại ván này được hoàn thiện bằng cách dán nẹp nhựa PVC cùng màu – cùng vân gỗ.
– Kích thước ván MFC:
+ Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm
+ Size vừa: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm
– Do đặc điểm cấu tạo nên khi gia công hàng MFC người ta không thể dùng đinh (không trét lỗ đinh – vis được) mà phải dùng ốc vis liên kết, tùy từng vị trí sẽ có loại ốc vis liên kết phù hợp.
– Hiện nay trên thị trường đã có bán sẵn các loại mặt bàn – mặt bếp với nhiều profile bo cạnh khác nhau rất tiện lợi.
III/ Ván MDF (Medium Density Fiberboard)
– Loại ván này được tạo thành từ các loại gỗ vụn được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm ó khổ rộng và độ dày khác nhau.
+ Khổ ván: 1220m x 2440m .
+ Độ dày: 2,5mm – 25mm.
– Bề mặt nhẵn – phẳng – dễ gia công. Cách âm, cách nhiệt tốt.
– Hoàn thiện bằng sơn dầu. Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
– hịu lực tốt hơn ván Okal.
– Độ trương nở trong nước nhiều hơn ván Okal.
+ Do độ đặc chắc cao hơn ván Okal nên khi ngậm nước loại ván này sẽ rất nhanh chóng bị nở bung.
– Không thể dùng ngoài trời.
IV/ Ván MDF VENEER – Ván Melamine MDF
– Khi ván MDF được phủ một lớp ván lạng thì gọi là MD VENEER. Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm, bề bản chừng 18cm.
– DF Veneer có loại dán hai mặt và loại dán 1 mặt (giá rẻ hơn – hàng chợ thường sử dụng ván 1 mặt). Loại một mặt dễ bị cong mo vì độ hút ẩm không đều nhau!.
– Hoàn thiện bằng verni hoặc phủ PU.
– Đồ nội thất dùng MDF Veneer cho ra sản phẩm tương tự gỗ tự n iên nhưng dễ gia công hơn v không bị co ngót cong vênh nứt nẻ. Tuy nhiên do đặc thù riêng nên khi thiết kế đồ veneer và đồ gỗ tự nhiên cần nắm rõ cấu tạo thì mới có thể thiết kế được, vì có khi với thiết kế này thì không thể làm bằng MDF Veneer, với thiết kế kia thì không thể làm bằng gỗ tự nhiên.
– Ván MDF được phủ Melamine thì gọi là Melamine MDF. Tấm này khác với tấm MFC ở chỗ có thể có độ dày mỏng 4,5mm (ván MFC mỏng nhất phải là 9mm). Khi sản phẩm cần độ cứng hơn, hoặc khi không muốn cạnh dán bằng nẹp nhựa PVC, hoặc khi muốn phay rãnh lõm tạo joint hoặc hoa văn trên bề mặt ván cho đẹp (mịn hơn) thì sử dụng loại ván này thay cho ván
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: