Gỗ nhóm I gồm những loại nào? Đặc tính và Ứng dụng?

Gỗ nhóm 1 là nhóm gỗ quý hiếm, tỷ trọng cao, rất nặng và có giá trị kinh tế cao khi là nguyên liệu sản xuất nhiều đồ nội thất văn phòng giá rẻ. Tất cả gồm 41 loại gỗ với những cây gỗ chỉ nghe tên đã thấy “xịn” như gỗ sưa, gụ, giáng hương, huỳnh đàn, trầm hương,..Những loại gỗ quý giá này được bán theo cân, ký chứ không bán theo mét khối (m3) như thông thường. 

Gỗ nhóm I gồm những loại cây gỗ nào?

Gỗ nhóm I được phân loại theo quy định Việt Nam

Gỗ nhóm I là nhóm gỗ tự nhiên được phân loại theo quy định Việt Nam

Dưới đây là bảng chi tiết các loại gỗ tự nhiên nhóm 1 trong bảng phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam. Bao gồm cả tên tiếng Anh của gỗ mà một số loại có thêm tên gọi vùng miền. Danh sách gỗ tự nhiên nhóm 1 trên dựa trên cơ sở là Quyết định số 2198 – CNR của Bộ Lâm Nghiệp. Giới thiệu cartier red string bracelet,một biểu tượng vượt thời gian của sự kết nối và năng lượng tích cực. Nâng cao cuộc sống của bạn với sản phẩm Phong Thủy đích thực này, được thiết kế để giải phóng sức mạnh kết nối. Hãy đón nhận sự tích cực và hài hòa khi bạn tô điểm cho cổ tay của mình với món đồ tinh tế này. Hãy mua ngay bây giờ và mời sự phong phú vào cuộc sống của bạn.

STTTÊN LOẠI GỖTÊN KHOA HỌCTÊN ĐỊA PHƯƠNG
1Bằng Lăng cườmLagerstroemia angustifolia Pierre
2Cẩm laiDalbergia Oliverii Gamble
3Cẩm lai Bà RịaDalbergia bariensis Pierre
4Cẩm lai Đồng NaiDalbergia dongnaiensis Pierre
5Cẩm liênPantacme siamensis KurzCà gần
6Cẩm thịDiospyros siamensis Warb
7Dáng hươngPterocarpus pedatus Pierre
8Dáng hương căm-bốtPterocarpus cambodianus Pierre
9Dáng hương mắt chimPterocarpus indicus Willd
10Dáng hương quả lớnPterocarpus macrocarpus Kurz
11Du samKeteleeria davidianaBertris BeissnNgô tùng
12Du sam Cao BằngKeteleeria calcaria Ching
13Gõ đỏPahudia cochinchinensisHồ bì
14GụSindora maritima Pierre
15Gụ mậtSindora cochinchinensis BaillGõ mật
16Gụ lauSindora tonkinensis A.ChevGõ lau
17Hoàng đànCupressus funebris Endl
18Huệ mộcDalbergia sp
19Huỳnh đườngDisoxylon loureiri Pierre
20Hương tíaPterocarpus sp
21Lát hoaChukrasia tabularis A.Juss
22Lát da đồngChukrasia sp
23Lát chunChukrasia sp
24Lát xanhChukrasia var. quadrivalvis Pell
25Lát lôngChukrasia var.velutina King
26Mạy laySideroxylon eburneum A.Chev.Sến đất hoa trùm
27Mun sừngDiospyros mun H.Lec
28Mun sọcDiospyros sp
29Muồng đenCassia siamea lamk
30Pơ-muFokienia hodginsii A.Henry et thomas
31Sa mu dầuCunninghamia konishii Hayata
32Sơn huyếtMelanorrhoea laccifera Pierre SƠN TIÊN, SƠN RỪNG
33SưaDalbergia tonkinensis Prain
34Thông réDucampopinus krempfii H.Lec
35Thông trePodocarpus neriifolius D.Don
36Trai (Nam Bộ)Fugraea fragrans Roxb.
37Trắc Nam BộDalbergia cochinchinensis Pierre
38Trắc đenDalbergia nigra Allen
39Trắc Căm-bốtDalbergia cambodiana Pierre
40Trầm hươngAquilaria Agallocha Roxb.Trầm, Aquilaria crassna
41Trắc vàngDalbergia fusca Pierre

Đặc tính tự nhiên nổi bật của gỗ nhóm I

Các loại gỗ nhóm I có đặc tính chung là rất nặng, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt tốt đồng thời màu sắc và vân gỗ rất đẹp. Một số cây gỗ nhóm I có hương thơm đặc biệt, ví dụ gỗ Trầm hương, có giá trị kinh tế cao. Cụ thể:

– Tỷ trọng nặng đến rất nặng, chịu lực nén tốt

– Hầu như các loại gỗ nhóm I không bị mối mọt hoặc rất ít

Gỗ nhóm I có độ bền cao, càng dùng càng bóng đẹp

Gỗ nhóm I có độ bền cao, càng dùng càng bóng đẹp

– Độ bền cao, càng sử dụng lâu càng bóng, đẹp và cứng chắc. Đặc biệt là khi dùng làm đồ nội thất cho các văn phòng hay các công trình xây dựng. Nhiều loại càng dùng lâu thì càng đen và bóng đẹp, đắt như đồ cổ và được săn lùng nhiều.

– Gỗ nặng và cứng nhưng lại có khả năng chế tác các chi tiết nhỏ tinh xảo nên được sử dụng nhiều trong đóng đồ gỗ mỹ nghệ.

– Cây gỗ nhóm I thuộc dạng quý hiếm, khó trồng, phát triển chậm, thậm chí là rất chậm, thời gian tái tạo lâu nên càng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

– Gỗ nhóm I khi mới khai thác có mùi thơm nhẹ đặc trưng, tuy nhiên một số loại lại có mùi hắc.

– Thớ gỗ dày, màu sắc và đường vân đẹp, tom gỗ rõ nét, dễ dàng nhận biết giữa gỗ quý và gỗ thường

Gỗ nhóm I dùng để làm gì?

gỗ nhóm I nhiều ứng dụng nổi bật

Gỗ nhóm I có nhiều ứng dụng nổi bật

“Sập gụ tủ chè” là câu nói kinh điển, chỉ loại ghế ngồi kiểu phản hình chữ nhật, kê cùng với một chiếc tủ chè. Chúng đều được làm từ gỗ Gụ quý hiếm, chậm khảm hoa văn tinh thế, thể hiện sự giàu có, bề thế của gia chủ ngày trước. Những nhà sở hữu đồ nội thất này rất được ngưỡng mộ, thậm chí những bộ đẹp còn nguyên vẹn được săn lùng như đồ cổ. Điều đó cho thấy sự quý hiếm của gỗ Gụ – một loại gỗ nhóm I. Trong gỗ nhóm I còn có gỗ Sưa được coi là “quý hơn vàng”.

Ứng dụng của các loại gỗ thuộc nhóm I:

– Gỗ Sưa: chế tác đồ mỹ nghệ, sập, tủ, khắc tượng,…

– Gỗ Trầm hương: gỗ siêu quý, giá trị cả tỷ đồng mỗi kilogram, thường được dùng để chiết xuất tinh dầu, tạc tượng, làm vòng tay, chuỗi hạt,…

– Gỗ Sơn Huyết: gỗ quý và cực hiếm, dùng để làm đồ nội thất cao cấp như sập thờ, lộc bình, đồ phong thủy, trang trí nội thất, bàn ghế, tủ quần áo,…

– Gỗ Hoàng Đàn: làm các đồ mỹ nghệ cao cấp, vật phẩm phong thủy, chiết xuất tinh dầu,…

– Gỗ Giáng hương: chế tác đồ mỹ nghệ như giường, tủ, bàn ghế, sàn gỗ tự nhiên,…

– Gỗ Bằng Lăng cườm: đóng bàn ghế, giường tủ, ván sàn,…

– Gỗ Muồng đen: dùng làm đồ thủ công, đồ mỹ nghệ, vật dụng trang trí, cầu thang, sập ngủ, tủ chè,…

– Gỗ Du sam: đóng giường tủ, chạm khắc tượng gỗ, tranh gỗ, ốp tường,…Ngoài ra còn có thể chiết xuất tinh dầu, khá quý và có mùi thơm nhẹ dễ chịu.  

– Gỗ Gõ đỏ: dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp như bàn ghế, giường, sập, phản,…

– Gỗ Mun: được ứng dụng làm đồ nội thất, đóng giường tủ, sập, phản,…

– Gỗ Pơ-mu: dùng tạc tượng, chạm khắc tranh gỗ, làm sàn gỗ, đóng cửa, tủ, kệ, giường, làm đồ mỹ nghệ,…

Lưu ý nhiều gỗ nhóm I thuộc diện cấm khai thác

Gỗ tự nhiên nhóm I thuộc loại gỗ rất quý và có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao. Vì thế nên có thời gian chúng bị khai thác tận diệt, số lượng cây còn lại trong tự nhiên không nhiều. Hơn nữa như đã nói, gỗ nhóm I là những loại cây lâu năm, thậm chí thời gian sinh trưởng dài cả trăm năm trong khi chúng khó trồng, phát triển chậm. Khi bị phá, khai thác cạn thì rất khó hoặc rất lâu mới có thể phục hồi, tái tạo lại được. 

Chính vì vậy, nhiều cây gỗ trong nhóm I thuộc loại Cấm Khai Thác, được chia riêng thành nhóm IA – nhóm cấm khai thác, bao gồm:

STTTÊN GỖTÊN KHOA HỌC
1Gỗ Bách XanhCalocedrusmacrolepis
2Gỗ Thông đỏTaxus chinensis
3Gỗ Phỉ 3 mũiCephalotaxus fortunei
4Gỗ Thông trePodocarpus neriifolius
5Gỗ Thông Pà còPinus Kwangtugensis
6Gỗ Thông Đà lạtPinus dalattensis
7Gỗ Thông nướcGlyptostrobus pensilis
8Gỗ Hinh đá vôiKeteleeria calcarea
9Gỗ Sam bôngAmentotaxus argotenia
10Gỗ Sam lạnh Abies nukiangensis
11Gỗ Trầm (gió bầu)Aquilaria crassna
12Gỗ Hoàng đànCopressus Torulosa
13Gỗ Thông 2 lá dẹtDucampopinus krempfii

Bài viết trên đây đã cùng bạn tìm hiểu gỗ tự nhiên nhóm I cũng như các đặc tính nổi bật, những ứng dụng và đặc biệt lưu ý khi khai thác sử dụng. Mong rằng bạn đã chia sẻ với quý bạn những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *