Gỗ tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng vì những sản phẩm được làm từ chất liệu này siêu bền, chất lượng ổn định và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì gỗ tự nhiên có một hạn chế khiến không ít người e ngại là dễ bị cong vênh, co ngót sau thời gian dùng. Đây cũng chính là câu hỏi mà khách hàng quan tâm về gỗ sồi tự nhiên. Cùng giải đáp gỗ sồi có bị cong vênh không qua nội dung sau.
Thế nào là gỗ bị cong vênh? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ cong vênh của gỗ
Theo Wikipedia cong vênh của gỗ tự nhiên là hiện tượng sai lệch so với độ phẳng của gỗ do ứng suất và độ co ngót không đồng đều. Sự cong vênh xảy ra do gỗ bị khô hoặc hấp thụ độ ẩm không đều hoặc khi trở lại trạng thái cân bằng “khô” không đều, quá chậm hoặc quá nhanh.
Hiện tượng cong vênh xảy ra phổ biến ở gỗ ở dạng tấm và gỗ thành phẩm. Có các kiểu cong vênh là:
- Cung: gỗ uốn cong dọc theo chiều dài của gỗ làm cong mặt mỏng nhất theo đường cong.
- Crook: gỗ cong dọc theo chiều dài của gỗ làm cong mặt dày hơn theo đường cong.
- Đường gấp khúc: Gỗ cong dọc theo chiều rộng của gỗ tạo ra đường gấp khúc rõ ở mặt thẳng.
- Cốc: Gỗ cong dọc theo chiều dài của gỗ với hai canh dài khum vào nhau.
- Xoắn/gió: Gỗ cong vênh dọc theo chiều dài của gỗ với 1 trong 2 đầu xoắn theo các hướng ngược nhau.
Có nhiều kiểu cong vênh khác nhau ở gỗ tự nhiên
Nguyên nhân nào khiến gỗ bị cong vênh?
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng gỗ bị cong vênh, trong đó, hàm lượng ẩm cân bằng (EMC – Equilibrium Moisture Content) chính là nguyên nhân hàng đầu. EMC được hiểu là độ ẩm của gỗ khi ở trạng thái cân bằng với độ ẩm môi trường xung quanh nó. Khi gỗ tự nhiên đạt trạng thái EMC thì gỗ sẽ không hấp thu hay mất đi độ ẩm nên không bị cong vênh.
Độ ẩm ảnh hưởng lớn đến tình trạng cong vênh của gỗ
Thế nhưng trên thực tế, việc đạt trạng thái EMC là gần như không thể ở gỗ tự nhiên. Lý do là vì chúng ta không thể kiểm soát được độ ẩm môi trường nên chỉ có thể đưa độ ẩm của gỗ về gần với độ ẩm không khí để tránh tác động trực tiếp của độ ẩm lên gỗ. Điều này sẽ giảm được tình trạng gỗ bị phồng lên hay co lại.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động trực tiếp đến độ cong vênh của gỗ:
- Loại gỗ: Tùy từng loại gỗ mà độ cong vênh cũng sẽ khác nhau.
- Nhiệt độ môi trường: Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tốc độ thích nghi của gỗ, khí hậu lạnh làm chậm quá trình trao đổi ẩm và quá trình này sẽ bị đẩy nhanh nếu như khí hậu ấm.
- Độ dày của gỗ: Gỗ càng dày tốc độ cong vênh càng giảm.
- Cách xẻ gỗ: Đây là một trong những yếu tố lớn gây cong vênh gỗ. Có 3 cách xẻ gỗ chính: xẻ phẳng, xẻ một phần tư và xẻ rãnh.
- Xử lý và chế biến gỗ trước khi sản xuất: Quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ cong vênh của gỗ tự nhiên. Nếu gỗ chưa được tẩm sấy tốt, vẫn còn độ ẩm chưa đạt chuẩn nhưng vẫn đưa vào sản xuất thì chắc chắn đồ nội thất văn phòng sẽ bị cong vênh, co ngót.
- Tay nghề thi công của người thợ: Đừng bỏ qua yếu tố này bởi đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gỗ bị cong vênh. Những người thợ lành nghề trong quá trình thi công sẽ tính toán độ giãn nở của gỗ một cách phù hợp nhất nhằm tính toán và cân đối các khe hở cho phù hợp nhất, tránh gỗ bị cong vênh do điều kiện môi trường.
Vậy gỗ sồi có bị cong vênh không?
Câu trả lời ở đây là có. Cong vênh là tình trạng phổ biến ở gỗ tự nhiên việc gỗ sồi bị cong vênh sau thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, gỗ sồi có độ co rút lớn nên dễ bị biến dạng khi khô. Đặc biệt, quá trình khô của gỗ do tiếp xúc với không khí hoặc nhiệt rất khó kiểm soát, bề mặt gỗ bị khô nhanh sẽ co lại với tốc độ cực kỳ nhanh.
Gỗ sồi tự nhiên bị cong vênh
Trên đây là thông tin giải đáp về hiện tượng cong vênh, một trong những tình trạng phổ biến nhất ở các dòng gỗ tự nhiên. Đồng thời, bài viết cũng đã trả lời câu hỏi gỗ sồi có bị cong vênh không. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp người dùng có thêm hiểu biết về đặc tính của gỗ tự nhiên, từ đó chọn lựa sản phẩm cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: